Làn da - Tấm gương phản chiếu sức khỏe của bạn

Thứ Sáu, 28/10/2022 04:41 PM (GMT+7)

Hãy nhìn làn da của bạn để biết rằng cơ thể đang báo hiệu những vấn đề sức khỏe gì?

 Rất nhiều lần trong cuộc sống, bạn và tôi đã từng nghe thấy các câu hỏi như "Sao trông bạn hôm nay kém sắc thế?", "đang có vấn đề gì à, da dẻ xỉn màu quá!" Những câu hỏi đó buộc chúng ta phải nhìn lại những vấn đề của cá nhân mình. Đó là sức khỏe về cả thể chất và tinh thần.

1. Da khô nứt nẻ: Da khô là một vấn đề phổ biến và có thể điều trị được với một chế độ chăm sóc da hàng ngày. Đây là dấu hiệu cơ thể thiếu nước trầm trọng. Nó có thể là một vấn đề theo mùa hoặc do da không được dưỡng ẩm đầy đủ. Tuy nhiên, bạn không thể bỏ qua tất cả các vấn đề về da khô vì nguyên nhân tiềm ẩn đằng sau có thể do một chế độ ăn uống kém, bạn đang bị bệnh cường giáp hoặc bệnh tiểu đường. Một lý do khác là cơ thể bạn thiếu vitamin D. Nếu bạn là người ngủ ngày cày đêm, cần thay đổi lịch sinh hoạt ngay. Hãy tăng cường rau xanh và uống thật nhiều nước để giúp da mềm mại hơn.

2. Da nhợt nhạt, xanh xao: Sự đổi màu da không phải là một vấn đề hiếm gặp. Nhiều người khi thấy da nhợt nhạt có thể nghĩ ngay đến tình trạng thiếu máu. Tuy nhiên, vấn đề này có thể cần được chú ý nhiều hơn một chút. Màu da được xác định bởi một số yếu tố, bao gồm: Lượng máu chảy vào da, độ dày của da, lượng melanin trong da... Nếu da xanh xao và có biểu hiện đau thì có thể do sự giảm lưu lượng máu, lượng oxy trong cơ thể thấp hoặc giảm số lượng hồng cầu, điều này đồng nghĩa số lượng tế bào máu là rất thấp. Sự đau nhức cũng có thể do các yếu tố môi trường gây ra như thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tê cóng hoặc huyết áp rất thấp.

R

3. Da mặt mỏng thấy rõ cả mạch máu: Bạn có biết, da mặt mỏng đến nổi thấy được mạch máu dưới da nguyên nhân rất lớn liên quan đến Cortisol - một loại nội tiết tố vô cùng quan trọng giúp chống stress. Nếu bạn thuộc dạng da dễ bị bầm, dễ trầy xước chỉ với tác động nhỏ thì khả năng là mức độ cortisol của bạn đang tăng cao để chống lại stress, điều này có thể làm vỡ kết cấu protein của biểu bì, khiến làn da gần như trong suốt, dễ thấy mạch máu, dễ bầm và dễ trầy. 

4. Da xuất hiện nhiều nếp nhăn: Tất cả chúng ta đều có những nếp nhăn trên khuôn mặt tùy thuộc vào độ tuổi và chắc chắn không ai muốn điều này. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, các nếp nhăn không chỉ là dấu hiệu lão hóa mà chúng có thể mô tả sức khỏe toàn thân của bạn. Những nếp nhăn trên mặt có thể mô tả những thứ khác nhau, đặc biệt là những nếp nhăn trên trán. Nó có thể là biểu hiện của sự căng thẳng, có nghĩa là bạn đang trải qua rất nhiều căng thẳng, hoặc là dấu hiệu của chế độ ăn nghèo nàn dinh dưỡng. Những nếp nhăn này cũng được liên kết trực tiếp với sức khỏe dạ dày của bạn, vì vậy nếu bạn đang tiêu thụ nhiều đường và chất béo trong chế độ ăn uống của mình, chúng sẽ có khả năng xuất hiện nhanh và nhiều hơn. Hoặc các vết nhăn sâu ở cổ và khuôn mặt thường có quan hệ mật thiết với độ loãng xương, do sự mất mát collagen trong cơ thể. Nếp nhăn xuất hiện nhiều quanh miệng khi cười là dấu hiệu cơ thể bạn đang thiếu vitamin B và C.  Hãy điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp bạn nhé!

5. Da xuất hiện nhiều mụn: ở tuổi thanh thiếu niên, mụn xuất hiện khá phổ biến do sự thay đổi nội tiết tố xảy ra ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên mụn ở người trưởng thành có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thừa đường và chất béo. Hoặc mụn cũng có thể xuất hiện trong quá trình chăm sóc da, da không được làm sạch cũng là nguyên nhân gây nên mụn. Đôi khi, mụn cũng xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố.  Bất ổn sức khỏe phổ biến nhất có liên quan đến hiện tượng nổi mụn ở người nữ trưởng thành là do hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Đây là sự rối loạn nội tiết ở người nữ trong độ tuổi sinh sản do buồng trứng bị nới rộng ra, chứa nhiều các búi dịch gọi là các nang. Cùng với mụn là các triệu chứng khác như chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, béo phì.

fp.mmddyy1-1-1536x1536

6. Da nỗi mẩn đỏ: Đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng miễn dịch của cơ thể không tốt. Cùng với đau khớp và mệt mỏi, điều này gây phát ban trên má và mũi. Bệnh hẹp van tim cũng có thể gây mẩn đỏ, tím trên khuôn mặt, do huyết áp tăng, và lượng oxy trong máu giảm. Thời kỳ mãn kinh, hormone thay đổi ảnh hưởng đến hypothalmus - khu vực trong não điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Kết quả khi nhiệt độ cơ thể quá cao và cần phải hạ xuống, não chỉ đạo làm giãn các mạch máu dưới da, gây mẩn đỏ với cảm giác nóng rát. Với tình trạng này nếu kéo dài hoặc cảm thấy bất ổn, hãy tiến hành đi gặp bác sĩ.

7. Quầng thâm dưới mắt: Các quầng thâm quanh mắt thường là biểu hiện của thiếu ngủ. Tuy nhiên, nếu các quầng thâm này không biến mất khi bạn tăng thời gian ngủ lên thì có thể là dấu hiệu của thiếu vitamin. Vitamin C cần thiết để hình thành collagen và nếu thiếu vitamin C có thể gây ra bệnh scurvy - bệnh do thiếu hụt vitamin C, biểu hiện dưới những triệu chứng như: chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, các vết thâm tím rộng trên da. Có thể khắc phục bất ổn này bằng bổ sung vitamin C qua đường uống.

8. Xuất hiện tàn nhang, nám: Nám, tàn nhang, và đốm nâu được hình thành bởi rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân phổ biến nhất là do đi nắng mà không bảo vệ kỹ. Do nội tiết tố thay đổi như trong thời kỳ mang thai, hoặc sử dụng thuốc tránh thai. Do bị stress, lão hoá, di truyền, hoặc do các vết thâm mụn để lại. Đây là tình trạng rất phổ biến sau tuổi 25, những dấu hiệu này có thể điều trị hoặc phòng ngừa bằng cách sử dụng các sản phẩm điều trị chuyên sâu và đừng quên sử dụng kem chống nắng hằng ngày.

9. Da vàng vọt: Màu sắc da vàng do chức năng gan suy giảm, sắc tố mật không thể xử lí kịp thời gây nên tích tụ và dư thừa bilirubin, ứ đọng trong máu và truyền đi khắc cơ thể gây hiện tượng vàng da. Nếu thấy da có dấu hiệu chuyển sang màu vàng, rất có thể là do gan của bạn gặp vấn đề hoặc bạn đang bị thiếu máu. Hãy tới gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra sức khỏe và có chỉ định điều trị phù hợp.

10. Khuôn mặt bị sưng phồng: điều này có thể do những yếu tố từ bên trong lẫn bên ngoài. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là do cơ thể của bạn đang tích tụ nhiều chất lỏng trong các cơ và mô. Ngoài ra, nó cũng có thể là do một số vấn đề sức khỏe đang xảy ra trong cơ thể bạn như lười vận động, đang bị stress, ăn uống không đủ chất, thay đổi nội tiết tố hoặc nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng mắt cũng có thể gây sưng vù khuôn mặt. Nếu tình trạng này đi kèm cảm giác đau nhức kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám. 

Bạn nên nhớ rằng khi sức khỏe bên trong được cải thiện, các vấn đề về da như nám, tàn nhang, vết nhăn... cũng được đẩy lùi, từ đó tác động tích cực đến cảm xúc, tâm lý được lạc quan, vui tươi hơn. Vì thế bạn nhớ hình thành cho mình một thói quen học tập, làm việc và sinh hoạt khoa học, bổ sung những thực phẩm có lợi cho cơ thể, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên và biết chăm sóc da đúng cách nhé.

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...