Lưu ý cơ bản khi đưa trẻ di chuyển bằng xe máy không bị say nắng và sốc nhiệt

Thứ Bảy, 18/07/2020 02:30 PM (GMT+7)

Nếu di chuyển ngoài trời nóng quá lâu, trẻ rất dễ bị say nắng không được phát hiện xử trí kịp thời, có thể gây tổn thương thần kinh.

Say nắng là tình trạng xảy ra do ánh nắng mặt trời, đặc biệt vào những thời điểm như buổi trưa, buổi chiều, ánh nắng chiếu thẳng hoặc trực tiếp vào đầu trẻ, gây tình trạng rối loạn thân nhiệt, thậm chí ảnh hưởng cả trung tâm điều nhiệt, khiến trẻ bị mất nước, chóng mặt, hoa mắt.

cong-suc-khoe-say-nang

Sốc nhiệt là tình trạng nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong với các dấu hiệu như thân nhiệt cao, không có mồ hôi, da nóng đỏ, mạch đập nhanh, khó thở...

Nhiệt độ ngoài trời tăng cao, bởi vậy các cha mẹ cần phải lưu ý một số điều khi cho con di chuyển bằng xe máy dưới trời nắng gắt.

Trẻ nhỏ không dễ thích nghi dưới trời nắng, đặc biệt nắng gắt có thể khiến trẻ bị sốc nhiệt, mệt mỏi, mắt lờ đờ, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh. 

Hãy cho trẻ uống nước nhiều lần, từng ngụm nhỏ trong quá trình hoạt động, ngay cả khi con không cảm thấy khát.

Tuyệt đối không cho trẻ uống nhiều nước trong một lần, và mỗi lần cách nhau một thời gian dài.

Dù bất kì lý do gì các bậc phụ huynh hạn chế cho trẻ ra ngoài trời nắng trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. 

Nếu quãng đường phải di chuyển trên xe máy dài, cha mẹ nên tìm chỗ dừng chân ven đường có bóng râm như quán nước, bóng cây… để con được nghỉ ngơi.

Nếu buộc phải di chuyển ngoài trời, cha mẹ nên cho con của mình sử dụng kem chống nắng trước lúc ra đường 30 phút, thoa lại sau 2 giờ, đồng thời lựa chọn áo chống nắng, kính râm ngăn tia UV, tránh nóng cho trẻ.

Với trẻ dưới 6 tháng, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho con sử dụng kem chống nắng.

Đặc biệt lưu ý kho trẻ có dấu hiệu choáng, say nắng, gia đình cần đưa trẻ sang môi trường thoáng mát, để thân nhiệt của trẻ được điều hòa tốt hơn. Có thể chườm mát bằng khăn ướt, cung cấp cho trẻ nước, điện giải kịp thời giúp trẻ phục hồi nhanh.

Nếu trẻ mệt mỏi, kích thích không đáp ứng, gia đình phải đưa đến cơ sở y tế sớm.

Bên cạnh đó, thói quen trong sinh hoạt hàng ngày như uống nước lạnh, ăn sữa chua, ngay sau khi vừa đi ngoài trời nắng cũng khiến trẻ dễ bị viêm họng.

Do đó, chuyên gia khuyến cáo khi vừa tiếp xúc với nhiệt độ cao, gia đình cần để bé nghỉ ngơi để cơ thể bớt nóng, sau đó mới bắt đầu uống nước, tốt nhất là nước mát ở nhiệt độ 4-10 độ.

Ngô Thị Hồng Duyên

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...