Lý giải việc những người sống với nhau có xu hướng mắc cùng 1 loại ung thư

Chủ Nhật, 19/07/2020 10:36 AM (GMT+7)

Một số trường hợp, những người sống chung với nhau lại cùng mắc loại ung thư giống nhau. Trong khi đó, ung thư lại không phải bệnh truyền nhiễm. Lý do là gì?

Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn). 

Sự hình thành và phát triển của khối u ác tính là quá trình rất phức tạp. Việc nhiều người có quan hệ huyết thống với nhau cùng mắc một loại ung thư có thể liên quan đến gen di truyền làm tăng nguy cơ mắc 1 loại ung thư nào đó ở họ. Trường hợp này thường xảy ra với ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng và ung thư vú ở nữ.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp những người ở cùng nhau nhưng không có quan hệ huyết thống, ví dụ như vợ chồng, lại cùng mắc chung 1 loại ung thư với nhau. Đối với những trường hợp này, các chuyên gia lý giải nguyên nhân chính đến từ lối sống và môi trường.

ungthu

Cần biết rằng, 1 tỉ lệ không nhỏ các trường hợp mắc ung thư là do yếu tố không liên quan đến kiểu gen gây ra như: chế độ ăn, chế độ vận động, các thói quen tốt, xấu, môi trường sống và làm việc. Những người cùng chung sống với nhau sẽ có sự tương đồng trong cách sinh hoạt và làm việc, từ đó khiến họ có xu hướng mắc cùng loại ung thư.

Một ví dụ điển hình là ung thư gan, loại ung thư ghi nhận nhiều trường hợp vợ và chồng cùng mắc phải trong thời gian gần đây. Nguyên nhân có thể liên quan đến sự lây lan của virus viêm gan giữa vợ và chồng, thông qua quan hệ tình dục, trong khi việc bị viêm gan virus trong một thời gian dài sẽ khiến gan bị tổn thương làm tăng nguy cơ ung thư gan. Theo thống kê, gần 80% bệnh nhân ung thư gan phát triển trên nền viêm gan virus.

Ngoài ra, ung thư gan cũng có liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống. Một sát thủ đáng sợ ẩn trong căn bếp của các gia đình là aflatoxin. Theo đó, aflatoxin là độc tố có trong các loại thực phẩm bị mốc và được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm các chất gây ung thư. Kết quả phân tích chỉ ra rằng, độc tính của aflatoxin cao gấp 68 lần so với asen. Một người trưởng thành có thể mất mạng chỉ với việc hấp thu cùng lúc 20 mg aflatoxin.

Mặc dù aflatoxin có trong thực phẩm bị mốc không đủ lượng để gây ra cái chết ngay lập tức, nhưng việc hấp thụ từng chút một trong thời gian dài sẽ khiến tế bào gan bị tổn thương nghiêm trọng và dẫn đến ung thư.

Một điểm đáng chú ý khác về aflatoxin là độc tố này sẽ không bị phân hủy ở nhiệt độ nấu ăn thông thường. Cụ thể, nhiệt độ cần để phân hủy aflatoxin phải trên 280 độ C. Do đó, chiên trong dầu, nấu chín với nước không có tác dụng phá giải độc tố aflatoxin trong thực phẩm bị mốc.   

Một ví dụ khác là ung thư phổi. Với những người sống cùng nhau trong môi trường bị ô nhiễm bởi bụi; khí thải của nhà máy, các phương tiện giao thông; khí radon có nguồn gốc từ chuỗi phân rã phóng xạ sẵn có tại vùng đất ở nơi xây nhà,…, nguy cơ mắc ung thư phổi sẽ cùng được tăng lên.

Trần Thanh Tùng

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...