Mẹ bầu ăn mỳ tôm trong thời kỳ mang thai có sao không?

Thứ Sáu, 18/01/2019 06:30 AM (GMT+7)

Phụ nữ mang thai vẫn thường bất chợt thèm mì tôm trong thai kỳ nhưng liệu điều đó có tốt cho thai nhi? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ và bé sau này? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin bạn nhé.

Empty

Mì tôm là món ăn nhanh được nhiều người yêu thích bởi tính nhanh, gọn, lẹ của chúng. Thế nhưng bản thân mì tôm là món ăn không được được khuyến khích ăn nhiều. Dưới đây là hai lý do chính các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai nên loại bỏ mì tôm ra khỏi khẩu phần ăn của mình:

Mì ăn liền chứa hóa chất tổng hợp như chất bảo quản và phẩm màu

Thực phẩm chế biến sẵn thường thêm nhiều hóa chất, chẳng hạn như chất bảo quản và màu thực phẩm. Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy những rủi ro về sức khỏe gây ra bởi chính những chất bảo quản và màu thực phẩm này.

Khi phụ nữ đang mang thai, một số chất phụ gia nếu được tiêu thụ với số lượng lớn, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của em bé đang phát triển - thậm chí ảnh hưởng đến não bộ của thai nhi.

Ngoài ra, mì ăn liền mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa trong cơ thể bạn. Đó là vì chúng có chứa sáp và chất bảo quản gọi là TBHQ  phải mất 4 - 5 ngày để được tiêu hóa hoàn toàn. Việc tiêu hóa bị trì hoãn có thể cản trở hệ thống tiêu hóa của bạn vốn dĩ đã bị ảnh hưởng bởi các hormone trong thai kỳ.

Trong mì tôm có chứa lượng muối quá cao

Empty

Một khẩu phần mì ăn liền cung cấp cho bạn 861mg natri, còn riêng một gói mì tôm là khoảng 1.722 mg. Trong khi thực tế các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên hạn chế lượng natri trong khoảng từ 1500mg đến 2300mg mỗi ngày. Có thể dễ thấy, lượng muối trong 1 gói mì tôm là quá cao so với sự cho phép của cơ thể bình thường. Và lượng muối cao chính là nguyên nhân gây ra huyết áp cao hoặc làm tăng huyết áp.

Khi bạn mang thai, cần hết sức cẩn thận với huyết áp vì tăng huyết áp có thể dẫn đến nhiều biến chứng về sức khỏe. Những bà mẹ đang mang bầu cần phải đề phòng đặc biệt với nguy cơ tiền sản giật vì có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của cả bé và mẹ.

Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng việc giảm lượng muối trong thực phẩm bạn sẽ giúp giảm tình trạng huyết áp cao. Một nghiên cứu khác thậm chí còn cho thấy về lâu dài, không ăn quá nhiều muối sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch lên tới 30%. Vì vậy, các mẹ bầu tránh ăn quá nhiều muối, đặc biệt là thực phẩm có hàm lượng natri cao như mì ăn liền.

Lời khuyên của các bác sĩ về việc bà bầu nên hay không nên ăn mỳ tôm

Một bác sĩ ở Indonesia đã từng nói: "Khi mang bầu, bất cứ những gì mẹ ăn cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, tốt nhất phụ nữ đang mang thai nên chú ý đến những thức ăn nạp vào cơ thể".

Bên cạnh đó, vị bác sĩ này cũng giải thích thêm hương vị tổng hợp và chất bảo quản trong mì ăn liền có thể gây nguy hiểm cho thai kỳ của mẹ. Nó cũng có thể có tác động tiêu cực đến em bé. Vì vậy, tốt nhất các bà mẹ nên tránh ăn mì ăn liền trong khi mang thai.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Bệnh rối loạn tuần hoàn não ở người cao tuổi

Rối loạn tuần hoàn não ở người cao tuổi là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết của bệnh này là gì? Nguyên nhân do...

Các loại trái cây giúp người cao tuổi tăng cường sức khỏe

Khi bước vào giai đoạn xế chiều cũng là lúc các cơ quan trong cơ thể con người đều suy giảm khiến cho cơ thể...

Lấy ráy tai rất... đã nhưng chớ nên làm!

Ráy tai có vẻ kinh tởm, nhưng chớ ghét bỏ nó vì nó bảo vệ sức khỏe của chúng ta.

Lỗi giáo dục giới tính hầu hết phụ huynh mắc phải

Khi dạy con về các bộ phận riêng tư trên cơ thể, nhiều người dùng lối nói trại hoặc từ ngữ đáng yêu để...