Mẹ béo phì, con dễ bị dị tật bẩm sinh

Thứ Ba, 19/12/2017 12:00 AM (GMT+7)

Kết quả phân tích một số nghiên cứu công bố trên tạp chí của Hội y học Mỹ (JAMA) cho thấy những phụ nữ bị mắc bệnh béo phì trong thời kỳ mang thai sẽ làm tăng nguy cơ sinh ra con bị dị tật bẩm sinh.

Ở những phụ nữ bị béo phì khi mới mang thai, nguy cơ sinh ra con bị dị tật ống thần kinh tăng gần gấp hai lần và nguy cơ sinh con bị dị tật ở cột sống tăng hơn gấp đôi; ngược lại, nguy cơ sinh ra con bị tật nứt thành bụng lại giảm đáng kể.

Ngoài ra, những đứa trẻ này còn thường xuyên bị dị tật ở tim, hẹp hậu môn, các cơ quan sinh dục phát triển không bình thường, thiếu các chi hoặc phát triển không hoàn thiện, thoát vị hoành và thoát bị rốn. Đây cũng chính là khẳng định của Waller. 

Những dị tật bẩm sinh là nguyên nhân chủ yếu khiến cho trẻ bị chết ngay khi sinh và gây tử vong ở trẻ dưới 7 tuổi, chiếm 1/5 số trẻ em tử vong ở Mỹ. 

Những số liệu thống kê cho thấy khoảng 3% số trẻ em sinh ra ở nước này đã bị ảnh hưởng do những dị tật bẩm sinh với tỷ lệ trung bình cứ 1.000 trẻ thì có gần 1 trẻ bị dị tật ống thần kinh và hơn 2 trẻ bị dị tật nghiêm trọng ở tim.

Nguyên nhân tại sao các bà mẹ béo phì có nguy cơ sinh ra những đứa trẻ dị tật cho đến giờ vẫn chưa được sáng tỏ. Tuy nhiên, theo Waller không loại trừ khả năng là do ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường, cùng với việc sử dụng các loại thuốc giảm cân trong thời kỳ thụ thai, và trong thời kỳ đầu khi mang thai.

Những lưu ý cần thiết cho phụ nữ béo phì khi mang thai 

  • Tiến hành chăm sóc sức khỏe trước khi sinh thường xuyên và sớm. Tham gia mọi buổi hẹn kiểm tra sức khỏe, ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe mạnh.
  • Hỏi bác sĩ bạn cần tăng cân bao nhiêu trong suốt thai kỳ. Phụ nữ thừa cân nên tăng từ 7 đến 11kg trong suốt thai kỳ. Phụ nữ béo phì nên tăng khoảng từ 5 đến 9kg trong suốt thai kỳ. Đừng cố giảm cân trong thời gian mang thai.
  • Không ăn kiêng trong thời gian mang thai. Việc ăn kiêng có thể làm giảm lượng dưỡng chất mà bé cần cho sự phát triển và thể chất. Bạn có thể tiếp tục gặp chuyên gia dinh dưỡng để được giúp đỡ “lên kế hoạch” cho bữa ăn.
  • Tập luyện mỗi ngày. Nhưng bạn cần báo cho bác sĩ biết trước khi bắt đầu bất cứ bài tập nào. Đi bộ, bơi, đạp xe hay tham gia các lớp thể dục nhịp điệu hoặc yoga cho thai phụ đều là các bài tập an toàn cho phụ nữ mang thai.

Khánh Linh TH

System

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...