Một số hệ luỵ từ việc phá thai không an toàn

Thứ Sáu, 03/11/2023 04:50 PM (GMT+7)

Thực hiện phá thai không an toàn trong điều kiện kém an toàn nhất có thể dẫn tới một số biến chứng. Chính vì vậy trong Nghị quyết số 21-NQ/TW, Đảng ta đã xác định là vẫn phải duy trì kế hoạch hoá gia đình, cung cấp đủ phương tiện tránh thai để đảm bảo "mỗi cặp vợ chồng có 2 con"

Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số cho biết, thực hiện phá thai không an toàn trong điều kiện kém an toàn nhất có thể dẫn tới một số biến chứng như

- Sót thai gây rong huyết do không lấy hết toàn bộ phần phôi thai;

- Rách cổ tử cung do thao tác thực hiện thô bạo, không đúng kỹ thuật gây viêm nhiễm, trường hợp nặng hơn có thể gây băng huyết đe dọa đến tính mạng của thai phụ;

- Tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung do dụng cụ không được tiệt trùng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và có thể dẫn đến vô sinh;

- Rối loạn kinh nguyệt hoặc không có kinh nguyệt do viêm dính tử cung, thủng tử cung, sốc do đau, do dùng thuốc trong quá trình thực hiện thủ thuật.

2-nao-pha-thai-1632840740054683158122

Thời gian gần đây, Tổng cục Dân số Kế hoạch hoá gia đình đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân, cộng đồng xã hội, đặc biệt là giới trẻ, nhóm vị thành niên, thanh niên, phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ về tất cả các biện pháp tránh thai, để giúp họ có sự lựa chọn sáng suốt cho sức khỏe sinh sản.

Cũng theo lãnh đạo Tổng cục Dân số Kế hoạch hoá gia đình, ngay từ mục tiêu đầu tiên của Nghị quyết số 21-NQ/TW, Đảng ta đã xác định phải "duy trì mức sinh thay thế", điều này có nghĩa là vẫn duy trì kế hoạch hoá gia đình, cung cấp đủ phương tiện tránh thai để đảm bảo "mỗi cặp vợ chồng có 2 con", tức là "không thể từ bỏ kế hoạch hoá gia đình".

Vấn đề là cần tổ chức kế hoạch hoá gia đình theo phương thức mới. Đó là giảm sinh ở những tỉnh, thành phố có mức sinh cao; duy trì kết quả đã đạt được ở những tỉnh, thành phố đạt mức sinh thay thế; thực hiện mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp.

Hiện, Tổng cục Dân số KHHGĐ đã triển khai chương trình truyền thông kế hoạch hóa gia đình vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2021-2025 bằng nhiều hình thức, gồm: Sản xuất các clip về việc tuyên truyền sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn; các thông tin, bài viết khoa học trên Fanpage, Zalo, Tiktok, Youtube "Truyền thông dân số" của Tổng cục Dân số KHHGĐ; series các clip giáo dục giới tính trên Youtube có sự tham gia của chuyên gia sản phụ khoa; phát sóng các số Radio trò chuyện cùng chuyên gia; phối hợp với nhiều người nổi tiếng để thực hiện các số livestream trên fanpage cá nhân nhằm lan tỏa thông tin và ý thức tránh thai chủ động đến với nhiều các đối tượng phụ nữ hơn…

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...