Nâng cao hiểu biết của người dân về hệ lụy của nạo phá thai

Thứ Ba, 29/01/2019 12:57 PM (GMT+7)

Nạo phá thai và biến chứng của hành vi này gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, tính mạng và cuộc sống của người phụ nữ. Đây là thách thức không nhỏ cho công tác Dân số - KHHGĐ trong giai đoạn mới.

Empty

Tối 28/9, hưởng ứng Ngày tránh thai thế giới, tại huyện Diễn Châu (Nghệ An), Ban chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ Nghệ An phối hợp với Ban chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ huyện Diễn Châu tổ chức Chương trình truyền thông "Ngày tránh thai thế giới".

Thông qua đó khơi dậy trách nhiệm của giới trẻ trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai. Đồng thời khuyến khích tất cả mọi người chủ động hành vi mang thai vì những lợi ích của chính mình và cộng đồng. Giúp họ có sự lựa chọn sáng suốt về sức khỏe giới tính và sức khỏe sinh sản.

Cách đây 11 năm, với sự liên minh của 11 tổ chức phi chính phủ, các Hiệp hội khoa học và Y khoa quốc tế quan tâm đến sức khỏe giới tính và sức khỏe sinh sản đã thống nhất ngày 26/9 hàng năm là Ngày tránh thai thế giới.

Theo thống kê hàng năm, tỷ lệ nạo phá thai do không sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn vẫn không ngừng gia tăng, thậm chí có nhiều trường hợp bị tai biến thương tâm từ việc nạo phá thai không an toàn. Theo số liệu thống kê, ở nước ta mỗi năm có 300.000 ca nạo phá thai. Trong đó tỷ lệ biến chứng do nạo phá thai lên đến 68.000 người trên tổng số 20 triệu ca nạo phá thai. Số trẻ em bị bỏ rơi do mang thai ngoài ý muốn có chiều hướng gia tăng, bình quân, mỗi năm có trên 1000 trẻ em bị bỏ rơi.

Empty

Riêng ở Nghệ An, trong những năm tới số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ vẫn tiếp tục gia tăng. Đặc biệt vị thành niên/thanh niên cần được quan tâm hơn vì họ là những đối tượng phải đương đầu với nhiều nguy cơ và thách thức liên quan đến SKSS, sức khỏe tình dục do thiếu kiến thức, kỹ năng cần thiết để chăm sóc bản thân. Tỷ lệ phá thai, bao gồm cả phá thai ở vị thành niên/thanh niên còn cao. Tình trạng phá thai lặp lại còn khá phổ biến, không chỉ ở giới trẻ mà ở những cặp vợ chồng không có kế hoạch tốt. Việc mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe, tính mạng và cuộc sống của người phụ nữ.

Ông Nguyễn Trung Thành – Phó chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Nghệ An nhấn mạnh: Để giải quyết có hiệu quả những tồn tại, thách thức nêu trên, rất cần sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và toàn xã hội. Đặc biệt, ngành Dân số phải chủ động, xung kích, đi đầu trong tham mưu, chỉ đạo và lựa chọn tổ chức các hoạt động truyền thông và cung cấp dịch vụ KHHGĐ phù hợp với thực tiễn. Củng cố kiện toàn, mở rộng và phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ để phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận thuận tiện, an toàn các biện pháp tránh thai hiện đại.

Triển khai các mô hình cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, KHHGĐ phù hợp với từng nhóm đối tượng, ưu tiên địa bàn đông dân, khó khăn, vùng có mức sinh cao. Cung cấp đầy đủ kịp thời, đảm bảo đủ các loại phương tiện tránh thai.

 Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các dịch vụ tránh thai, phá thai, hỗ trợ sinh sản. Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ KHHGĐ tại các cơ sở y tế theo phân tuyến kỹ thuật trên cơ sở tăng cường tập huấn đảm bảo yêu cầu chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng tư vấn cho người làm dịch vụ và tăng cường giám sát chất lượng các dịch vụ.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...