Nên chú ý gì khi tập luyện giảm cân vào ngày '' đèn đỏ ''

Thứ Bảy, 31/08/2019 10:30 AM (GMT+7)

Bạn có biết rằng, tập thể dục sẽ giúp chúng ta cảm thấy khá hơn trong kỳ kinh nguyệt so với việc nằm lỳ ở nhà và ăn uống không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé.

Nên lựa chọn những bài tập cường độ cao

Nghe có vẻ lạ, nhưng các bạn nên lựa chọn những bài tập cường độ cao như cardio và HIIT. Alyse Kelly-Jones, bác sỹ phụ khoa tại bệnh viện Novant Health Mintview OB/GYN, cho biết: "Những bài tập cường độ cao khiến cơ thể giải phóng nhiều endorphin hơn. Endorphin có tác dụng làm giảm đau, loại bỏ prostaglandins, chất hóa học được sản sinh trong thời gian kinh nguyệt, gây co thắt cơ, viêm, đau và sốt. Vì vậy, các endorphin giải phóng khi tập các bài tập cường độ cao sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ mệt mỏi, đau bụng và vui vẻ hơn".

Nên lựa chọn cardio thay vì các bài strength training

Nếu mục tiêu của bạn khi đến phòng gym vào kỳ "đèn đỏ" để cảm thấy khá hơn thì bạn nên tập trung nhiều hơn vào các bài tập cardio như chạy bộ.

Nghiên cứu cho thấy sự liên quan trực tiếp giữa việc tập gym và các mức độ của triệu chứng tiền kinh nguyệt (premenstrual syndrome - những triệu chứng như đau bụng, mệt mỏi... trước kì kinh nguyệt).

Kết quả cho thấy, càng tập cardio nhiều thì các triệu chứng tiền kinh nguyệt càng giảm xuống. Còn với strength training, các nhà khoa học không nhận ra sự liên quan nào giữa việc luyện tập và các triệu chứng tiền kinh nguyệt.

luyen-tap-truoc-khi-an-giup-chuyen-hoa-mo-thua-thanh-nang-luong-hieu-qua

Nếu bạn chăm chỉ đến phòng gym 3 lần một tuần và tập luyện các bài tập làm tăng nhịp tim thì những triệu chứng khó chịu ngày 'đèn đỏ' sẽ giảm đi đáng kể.

 Tập luyện cũng giúp bạn giảm bớt một vài triệu chứng khó chịu

Như đã nói ở trên, tập cardio giúp giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đầy hơi, chướng bụng, đau đầu, tức ngực... Nếu bạn chăm chỉ đến phòng gym 3 lần một tuần và tập luyện các bài tập làm tăng nhịp tim thì những triệu chứng kể trên sẽ giảm đi đáng kể.

Đến kỳ "đèn đỏ" không có nghĩa là bạn dễ gặp tổn thương hơn

Cô Kelly-Jones chia sẻ, việc phải điều chỉnh các hoạt động thường ngày khi bạn đến kỳ kinh nguyệt là một bí ẩn, chưa có báo cáo khoa học nào về việc này. Theo cô: "Trừ khi bạn bị chảy máu rất nhiều, dẫn đến việc thiếu máu. Khi đó, bạn mới thất mệt mỏi".

Thật vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ có khả năng bị chấn thương dây chằng chéo trước (anterior cruciate ligament) cao hơn ở những thời điểm nhất định trong chu kỳ kinh nguyệt của họ.

Tuy nhiên, khả năng này lại xảy ra ở ngày 9 - 14 của chu kỳ 28 ngày, trong đó, ngày 1 tính từ ngày đầu tiên bắt đầu kỳ kinh nguyệt. Điều này có nghĩa là, khoảng thời gian con gái dễ gặp chấn thương nhất là thời điểm hết hoặc trước khi đến kỳ "đèn đỏ".

Như vậy, đừng bỏ qua bất kỳ ngày tập gym nào, dù có đang đến "kỳ đèn đỏ" hay không, bạn nhé. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, hãy điều chỉnh tập luyện các bài tập nhẹ nhàng hơn cho vừa sức mình.

Theo Trí thức trẻ

Nguyễn Diệu

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...