Ngày Thế giới phòng, chống lao 24/3: Việt Nam tiến tới chấm dứt bệnh lao vào năm 2030

Thứ Sáu, 22/03/2019 06:41 AM (GMT+7)

Cứ mỗi ngày lại có thêm 4.500 người chết bởi bệnh lao và gần 30.000 người bệnh. Những nỗ lực toàn cầu để chống lại bệnh lao đã cứu sống khoảng 54 triệu người kể từ năm 2000 và giúp giảm tỷ lệ tử vong do lao xuống còn 42%.

 

Empty

Giảm 31% bệnh nhân mắc lao trong 10 năm qua

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh lao vẫn là “kẻ giết người hàng đầu” trong các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên thế giới. Cứ mỗi ngày có thêm 4.500 người chết bởi bệnh lao và gần 30.000 người mắc bệnh. Tại Việt Nam, trong 10 năm qua, tỷ lệ bệnh nhân mắc lao đã giảm được 31%, trung bình 3,8%/năm.

Tuy nhiên, ước tính hiện nay, trung bình hằng năm, Việt Nam vẫn có khoảng 124.000 ca mắc lao mới. Việt Nam đạt mục tiêu trong 10 năm tới, tỷ lệ bệnh nhân mắc lao sẽ giảm xuống 17%.

Tại cuộc họp cấp cao của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về chấm dứt bệnh lao ngày 26-9-2018, Việt Nam đã đưa ra cam kết sẽ chấm dứt bệnh lao vào năm 2030, tức là với dân số 100 triệu thì cả nước chỉ còn 1.000 người mắc lao/năm.

Chiến lược quốc gia phòng chống bệnh lao đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Bà Trần Thị Nhị Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, thành phố đã thực hiện 100% dân số được tiếp cận với chương trình chống lao. Hằng năm, Chương trình chống lao thành phố Hà Nội bảo đảm 1% dân số được khám sàng lọc lao trên địa bàn. Tỷ lệ bệnh nhân lao mọi thể ở mức 63 người bệnh/100.000 dân.

Thành phố Hà Nội đã bước đầu thực hiện được mục tiêu Chiến lược quốc gia phòng chống bệnh lao đến năm 2020, tầm nhìn 2030 với số lượng bệnh nhân lao thu nhận điều trị giảm 0,6%-1% hằng năm, đi theo lộ trình tiến tới tỷ lệ bệnh nhân lao mọi thể giảm còn 20 người bệnh/100.000 dân vào năm 2030.

Empty

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương, Chủ nhiệm Chương trình chống lao quốc gia cho biết, mặc dù Việt Nam được WHO coi là một nước đi đầu triển khai chiến lược chấm dứt bệnh lao toàn cầu và đang trên đường chấm dứt bệnh lao nhưng thách thức lớn nhất của chương trình chống lao hiện nay, đó là làm sao duy trì bền vững thành quả đã đạt được cho đến năm 2030.

Ðể đạt mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030, bên cạnh duy trì những giải pháp đã, đang triển khai, gỡ bỏ những thách thức, cần sự vào cuộc của tất cả các bộ, ban, ngành và chính quyền địa phương, có sự đánh giá tiến độ thực hiện hằng năm. Mặt khác, "luật hóa" cam kết chấm dứt bệnh lao; tổ chức hợp lý mô hình chương trình chống lao của những tỉnh chưa có bệnh viện chuyên khoa; tăng cường đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn chuyên ngành lao cho cán bộ y tế cơ sở...

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...