Nghệ An triển khai hoạt động phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh vùng dân tộc thiểu số năm 2022

Thứ Ba, 25/10/2022 05:43 PM (GMT+7)

Chiều 24/10, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương phối hợp Sở Y tế Nghệ An tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) năm 2022.

Hoạt động phòng chống bệnh thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh) tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặt ra mục tiêu chung là: Giảm số ca phù thai do bệnh thalassemia, giảm số trẻ sinh ra bị bệnh thalassemia, từng bước nâng cao chất lượng điều trị tại các cơ sở y tế cho bệnh nhân.

Để phòng chống bệnh thalassemia, ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025.

Trong đó, hoạt động phòng chống bệnh thalassemia tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc dự án 7 "Chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em". Dự án 7 do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Uỷ ban Dân tộc và các bộ, ngành, địa phương thực hiện… Nghệ An là 1 trong 5 địa phương dịch tễ (cùng với Hà Giang, Yên Bái, Bắc Giang, Thanh Hoá) thuộc phạm vi dự án triển khai.

Hoạt động phòng chống bệnh thalassemia tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của dự án đặt ra mục tiêu chung là: Giảm số ca phù thai do bệnh thalassemia, giảm số trẻ sinh ra bị bệnh thalassemia, từng bước nâng cao chất lượng điều trị tại các cơ sở y tế cho bệnh nhân thalassemia người dân tộc thiểu số, từng bước kéo dài tuổi thọ cho những bệnh nhân hiện tại.

Hoi nghi Thalass Nghệ An 2

Ảnh: Trung tâm Huyết học - Truyền máu tỉnh

Mục tiêu cụ thể của dự án là: 25% nam, nữ thực hiện tư vấn, khám sức khoẻ trước khi kết hôn tại các xã có triển khai can thiệp; 20% bà mẹ mang thai được tầm soát, sàng lọc trước sinh tại các xã có triển khai can thiệp; 100% khoa sản tại các bệnh viện tuyến tỉnh tại 5 tỉnh dịch tễ có truyền thông, tư vấn về bệnh thalassemia; có ít nhất 10% cán bộ y tế, nhà hoạt định chính sách, nhà quản lý, người có ảnh hưởng đến cộng đồng được nâng cao nhận thức về bệnh thalassemia.

Hoạt động phòng chống bệnh thalassemia tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được giao cho Viện Huyết học Truyền máu Trung ương đảm trách. Tại Nghệ An, UBND tỉnh, Sở Y tế giao cho Trung tâm Huyết học Truyền máu tỉnh làm đầu mối và chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức, phối hợp với các ngành, đơn vị, địa phương cùng triển khai triển khai hoạt động này.

Phòng chống bệnh thalassemia tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong năm 2022 và thời gian tới, Nghệ An sẽ tập trung đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về bệnh thalassemia để nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi của cộng đồng trong việc thực hành sàng lọc bệnh; triển khai thực hiện tư vấn thalassemia tại các khoa sản của bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế trong việc sàng lọc, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và tư vấn phòng bệnh thalassemia; đào tạo tập huấn về bệnh thalassemia; xây dựng mô hình tầm soát bệnh thalassemia tại các địa phương...

Nguyễn Phương Liên

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...