Người cao tuổi bị táo bón: Nguyên nhân và cách trị

Thứ Bảy, 01/06/2019 06:12 PM (GMT+7)

Táo bón là một bệnh thường gặp ở người cao tuổi với tỷ lệ ước tính vào khoảng 28 – 50% số người từ 60 tuổi trở lên bị mắc, táo bón gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như cuộc sống của họ.

tao-bon-o-nguoi-gia

Để tăng hiệu quả phòng bệnh, người cao tuổi cần nắm rõ những nguyên nhân khiến mình bị táo bón từ đó thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và kết hợp bổ sung sữa tốt cho người già.

Chế độ ăn

Nguyên nhân đầu tiên gây ra chứng táo bón ở người cao tuổi phải kể đến là việc thay đổi chế độ ăn. Người cao tuổi thường có xu hướng ăn ít chất xơ hơn do khả năng nhai nuốt và tiêu hóa kém. Vì lượng chất xơ và dinh dưỡng người cao tuổi trong khẩu phần ăn giảm nên dễ dàng bị táo bón.

Suy giảm các hoạt động thể chất

Ở người cao tuổi, do rất nhiều lý do như tình trạng sức khỏe không đảm bảo, bị mắc các bệnh mạn tính như thoái hóa, viêm khớp, loãng xương, các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường; các bệnh hô hấp mạn tính như tâm phế mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, do thói quen ít hoạt động hoặc thói quen nhịn đại tiện lâu. Việc giảm hoạt động thể chất dẫn tới giảm nhu động ruột, giảm bài tiết dịch ruột gây táo bón.

Do thuốc đang được sử dụng

Để điều trị các bệnh mạn tính như thuốc kích thích beta-2 giao cảm. Nhóm thuốc này gây giảm nhu động ruột dẫn đến táo bón.

Bệnh trĩ

Khi bị trĩ, bệnh nhân thường có xu hướng nhịn đi đại tiện vì sợ đau và chảy máu và đương nhiên khi nhịn đại tiện lâu và nhiều lần sẽ giảm phản xạ đại tiện, gây tích trữ phân dẫn đến táo bón. Và cuối cùng thì một vòng tròn luẩn quẩn xảy ra bệnh nhân bị bệnh trĩ nhịn đi táo bón vì sợ đau dẫn đến táo bón, khi bị táo bón đi đại tiện bị đau lại lười đi đại tiện và cứ thế táo bón lại có “cơ hội phát triển”.

Sau các phẫu thuật ổ bụng

Sự giảm nhu động ruột và cảm giác đau khi rặn dẫn đến bệnh nhân khó đại tiện kèm theo tình trạng phải ăn thức ăn tinh, ít chất xơ, lượng dịch bù không đủ làm phân khô lại, có trường hợp sờ thấy thành chuỗi cứng dọc theo khung đại tràng.

Do uống không đủ lượng nước hàng ngày

Việc này có thể do người cao tuổi bị các bệnh mạn tính như suy tim phải hạn chế nước nhưng cũng có thể do bệnh nhân bị mắc chứng tiểu đêm, bị u xơ tiền liệt tuyến nên hạn chế uống nước để đỡ đi tiểu tiện.

Do nhu động đại tràng giảm

Các cơ trực tràng và cơ thành bụng yếu nên khả năng tống phân ra bị suy giảm. Các khối u, polyp của đại trực tràng.

Do suy tuyến giáp

Các triệu chứng kèm theo thường là mạch chậm và phù niêm, ăn uống khó tiêu tuy không rõ rệt như ở người trẻ.

Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi người già bị táo bón

Bệnh táo bón ở người cao tuổi nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm:

Sự nêm chặt phân ở đại trực tràng, khi đó người già có thể bị sốt cao, bụng căng đau, tim đập nhanh, người mệt mỏi, bất tỉnh, phân có thể chèn lên bàng quang gây bí tiểu tiện dẫn tới suy thận.Giãn ruột kết nhất là đối với những người già bị tổn thương ruột kếtSự co rặn lâu có thể dẫn tới cơn thiếu máu cục bộ và ngất, gây nguy hiểm tới tính mạng của người già.Rặn nhiều lần có thể dẫn tới sa trực tràngNguy cơ trĩ nội và trĩ ngoạiTáo bón kinh niên có thể là nguy cơ đưa đến ung thư ruột già và trực tràng.

Cách chữa trị táo bón cho người già

● Ở người cao tuổi, để trị táo bón, việc đầu tiên cần làm là thay đổi chế độ ăn uống, lối sống khoa học hơn.

- Tăng cường bổ sung rau, củ, quả giàu chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày.

- Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường tuần hoàn vùng ổ bụng, khả năng hoạt động cơ sàn chậu, giúp đại tiện dễ dàng hơn.

- Uống đủ lượng nước, ít nhất 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày tùy theo nhu cầu.

- Tuyệt đối không nhịn đại tiện.

● Xoa bụng để chữa táo bón

Xoa bóp bụng 1 lần trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng, xoa theo chiều kim đồng hồ bằng dầu cải hoặc dầu lạc.

● Dùng thuốc nhuận tràng

Người cao tuổi có thể dùng thuốc nhuận tràng làm mềm phân, hỗ trợ khi không thể đi ngoài trong nhiều ngày. Tuy nhiên, không nên lạm dụng cách này bởi có thể khiến tình trạng táo bón thêm trầm trọng.

● Ngồi vệ sinh đúng tư thế

Nếu ngồi bồn cầu, tư thế đại tiện đúng nhất là dùng ghế nhỏ kê dưới hai bàn chân sao cho phần bụng và đùi tạo thành một góc 45o. Theo Jacqueline, giáo sư bộ môn tiêu hóa tại trường đại học Havard, tư thế đó giúp thẳng góc đường ruột, giúp việc đại tiện dễ dàng nhất và hạn chế táo bón.

Cần biết - Bệnh táo bón và cách chữa trị táo bón cho người già nhanh khỏi (Hình 2).● Tập hít thở bằng bụng

Hãy thực hiện các động tác hít thở bằng bụng, để tăng đàn hồi cơ bụng, tạo sự lưu thông cho hệ thống tuần hoàn đại tràng.

Những hiểu biết cơ bản về táo bón cũng như cách chữa trị táo bón cho người cao tuổi sẽ giúp bệnh nhân đánh giá khái quát tình trạng bệnh, tìm hướng giải quyết hợp lý. Táo bón hoàn toàn có thể cải thiện nhanh chóng nếu chúng ta lựa chọn đúng phương pháp, kết hợp tổng thể nhiều biện pháp hỗ trợ cùng lúc. Chúc độc giả nhiều sức khỏe.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...