Người nghi nhiễm Covid-19 nên làm gì?

Thứ Tư, 11/03/2020 02:55 PM (GMT+7)

PGS.TS. Trần Đắc Phu, chuyên gia cao cấp của Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam đã có khuyến cáo đối với những người nghi nhiễm Covid-19.

nghi-nhiem-covid-19

Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có diễn biến phức tạp. Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn 2 của cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 khi đã có 34 ca dương tính. Đặc biệt, Việt Nam cũng ghi nhận một số ca lây lan trong cộng đồng.

Để giúp người dân có cách bảo vệ cho bản thân trong lúc dịch Covid-19 đang phúc tạp, PV đã có có cuộc trao đổi với PGS.TS. Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, chuyên gia cao cấp của Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam.

Thưa ông, hiện nhiều người lo lắng: Nếu tất cả trường hợp nghi nhiễm Covid-19 đều đến khám tại cơ sở y tế thì sẽ tăng khả năng lây lan dịch. Vì vậy, những người nghi nhiễm nên tự cách ly và gọi hotline của Bộ Y tế thay vì đến cơ sở y tế. Họ làm như vậy có đúng không, thưa ông?

Khi một người nghi nhiễm Covid-19 nên làm theo hai cách như sau:

- Đến cơ sở y tế và không lo sợ khả năng lây lan của dịch vì thường các cơ sở y tế đảm bảo vô trùng và luôn bố trí phòng khám riêng cho bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) cho những đối tượng nghi nhiễm.

- Gọi hotline Bộ Y tế đã công bố (số 19003228 và 19009095). Từ đó các chuyên gia, các bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể sao cho vừa đảm bảo sức khỏe cho người nghi nhiễm vừa tránh lây lan ra cộng đồng.

Vậy, những người có dấu hiệu ho, sốt, rát họng, khó thở… nhưng không có các yếu tố dịch tễ, không tiếp xúc với người bệnh, không qua vùng dịch… thì có nên đến cơ sở y tế khám không, thưa ông?

Những người có dấu hiệu ho, sốt, rát họng, khó thở… nhưng không có các yếu tố dịch tễ như không tiếp xúc với người bệnh, không qua vùng dịch vẫn nên đến cơ sở y tế khám vì thực tế Việt Nam đã ghi nhận các ca lây nhiễm trong cộng đồng. Không ai dám chắc là bản thân mình có bị nhiễm Covid-19 hay không.

Những người có yếu tố dịch tễ (qua vùng dịch, tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh…) mà có các triệu chứng của bệnh thì bản thân họ nên xử lý thế nào, thưa ông?

Những người có yếu tố dịch tễ (qua vùng dịch, tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh) phải đến ngay cơ sở y tế để được khám và loại trừ. Nếu có yếu tố dịch tễ và có các triệu chứng của bệnh cần được xét nghiệm ngay để khẳng định âm tính hay dương tính với Covid-19.

Bên cạnh đó, những người từ vùng dịch trở về Việt Nam mà không có dấu hiệu của bệnh Covid-10 cần tự cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày. Cần khai báo trung thực với cơ quan y tế cơ sở tại nơi gần nhất để được hỗ trợ khi cần thiết.

Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.

Được biết, triệu chứng của Covid-19 giống mới một số bệnh như: cúm, cảm lạnh…. Vậy, ông có lời khuyên gì dành cho những người có triệu chứng với các bệnh này?

Bệnh nhân nhiễm Covid-19 xuất hiện các dấu hiệu như sốt, ho, khó thở, đau đầu, đau họng, đau ngực, viêm phổi.

Những dấu hiệu do Covid-19 gây ra không khác biệt mấy với bệnh cảm lạnh thông thường, vì thế người bệnh thường chủ quan và được phát hiện khi tình trạng đã trở nặng.

Virus gây bệnh Covid-19 và virus cúm đều có khả năng lây nhiễm cao như nhau nhưng Covid-19 có khả năng khiến người bệnh bị viêm phổi nặng.

Đối với những người bị cảm lạnh hoặc cúm thông thường, cơ thể sẽ đỡ dần nếu được điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp người bệnh không mắc phải nhiễm trùng nghiêm trọng. Thậm chí nhiều trường hợp sẽ đỡ dần trong vài ngày mà không cần dùng thuốc, chỉ cần uống đủ nước và nghỉ ngơi điều độ.

Tuy nhiên, đối với bệnh nhân nhiễm Covid-19, tình trạng bệnh sẽ không thuyên giảm nếu chỉ uống thuốc thông thường bởi hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh cụ thể.

Ngoài tăng thân nhiệt bất thường, bệnh nhân nhiễm Covid-19 sẽ bị virus tấn công vào hệ hô hấp, dẫn tới viêm phổi, khó thở, thiếu oxy,

Vì thế, nếu những dấu hiệu này xuất hiện, cần đến ngay cơ sở y tế để được xét nghiệm nhằm chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.

Đào Lan Anh

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...