Người phụ nữ đau bụng quằn quại, đến viện mới tá hỏa vì khối u khủng

Thứ Hai, 02/11/2020 01:29 PM (GMT+7)

Nữ bệnh nhân quá chủ quan tới mức đau bụng không chịu nổi, vào viện bác sĩ mới phát hiện chị mang trong mình những có khối u khủng.

Sáng 29/10/2020, bệnh nhân P.T.D.K. (45 tuổi, Cần Thơ) nhập viện trong tình trạng đau trằn bụng dưới. Bác sĩ cho kiểm tra, siêu âm mới phát hiện khối u xơ tử cung rất lớn, chiếm trọn thân tử cung, gây chèn ép các cơ quan niệu quản, trực tràng, bàng quang và thần kinh.

Sau khi hội chẩn, các bác sỹ đã chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u khủng cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật do BS.CKII. Vũ Đăng Khoa - Trưởng khoa Sản bệnh làm ê-kíp trưởng. Sau 2 giờ tiến hành phẫu thuật đã cắt khối u khủng kích thước lớn 20 x 15cm, nặng khoảng 4 kg. Hiện sức khỏe bệnh nhân ổn định, vết mổ tốt và đang được theo dõi tiếp.

nguoi-phu-nu-co-khoi-u-khung

Chị Lê T. D. (sinh năm 1971, ở Hà Nội) đến bệnh viện Phụ Sản Hà Nội trong tình trạng đau bụng quằn quại không thể chịu nổi, còn trướng bụng, bụng to nhanh... Bác sĩ cho siêu âm phát hiện thành sau tử cung có khối âm vang khác có ranh giới rõ kích thước khoảng 23x10cm. chị Lê T. D cho biết, chị thấy bụng to nhanh nhưng vì chủ quan cho béo, tăng cân nên không đi khám. Bác sĩ kết luận chị có u xơ tử cung to, khối u vượt quá rốn, tương đương với thai 24 tuần, và chỉ định phẫu thuật loại bỏ khối u.

BSCKII Nguyễn Xuân Hải - Phó khoa D5 thực hiện đã thực hiện ca phẫu thuật, cắt bỏ khối u khủng nặng 2300g. Hiện chị D. đang được theo dõi sát, sức khẻ đang dần ổn định.

Theo BS.CKII. Vũ Đăng Khoa, BV Phụ sản Cần Thơ, trường hợp có khối u xơ tử cung lớn nếu không can thiệp kịp thời cắt bỏ khối u thì dễ dẫn đến biến chứng xuất huyết, gây thiếu máu nặng, thận ứ nước, nhiễm trùng đường tiết niệu, suy thận, táo bón nặng kéo dài... Về lâu dài hơn có thể gây ung thư hóa khối u nên việc điều trị sẽ khó khăn và tốn kém. Do đó phụ nữ cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện u xơ tử công, điều trị sớm mới đạt kết quả cao.

Các bác sĩ khuyến cáo: Phụ nữ khi gặp hiện tượng bất thường như đau bụng, trướng bụng,... đều nên đi khám để được phát hiện bệnh lý và điều trị kịp thời. U xơ tử cung hay gặp, chiếm 30% phụ nữ từ 30 tuổi trở lên. U xơ tử cung lành tính, nhưng có thể gây nhiều nguy hại cho sức khỏe như: thiếu máu, choáng, ngất, sảy thai, sinh non, vô sinh hiếm muộn, thiếu máu nghiêm trọng. Khi u to khiến đau và chèn ép gây tiểu vặt, bí tiểu, chèn vào trực tràng, gây táo bón...

Khoảng 50% nữ giới bị u xơ tử cung không có biểu hiện trên lâm sàng, nếu có thì cũng không nhiều và rõ ràng như với các bệnh phụ khoa khác. Nhiều người chủ quan vì u xơ tử cung lành tính nên không cần hỗ trợ điều trị làm gì cho tốn kém thời gian, tiền bạc.

Nhưng cứ chần chừ để lâu, bệnh sẽ ngày càng phát triển to, chèn ép khó chịu sang các cơ quan khác với những triệu chứng:

- Ra nhiều khí hư có màu trắng trong, loãng như nước;

- Đau vùng bụng dưới, đau tăng khi quan hệ tình dục;

- Bụng sưng to (sờ thấy khối u ở phần bụng dưới khi các cơ bụng được thả lỏng vào ban đêm);

- Rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, cường kinh hoặc ra máu âm đạo ngoài kỳ kinh;

- Tiểu khó, tiểu thường xuyên; Hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, táo bón, rối loạn tiêu hóa… kèm theo nhiều biến chứng khác.

U xơ tử cung còn gây thiếu máu, sỏi bàng quang. cèn ép tĩnh mạch gây phù chi dưới, xoắn khối u dưới phúc mạc, sảy thai, sinh non, khó khăn trong quá trình sinh nở, kéo dài cơn chuyển dạ, khó khăn khi sinh thường, tăng nguy cơ băng huyết.

U xơ tử cung còn làm phụ nữ khó thụ thai, tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn, tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa, tiến triển thành ung thư.

nguoi-phu-nu-co-khoi-u-khung2

U xơ cũng làm kéo dài cơn chuyển dạ, có những khối u to, nằm ở vị trí "hiểm" có thể làm cho sản phụ không sinh được, phải mổ và có nguy cơ bị băng huyết cao hơn. Nó cũng có thể chèn ép, làm gập vòi trứng hoặc làm bít lỗ cổ tử cung. Với những người đã mang thai, nó có thể làm sẩy thai liên tiếp do lớp nội mạc không phát triển đầy đủ, và do buồng tử cung bị chèn ép, không phát triển to ra được.

Nếu khối u lớn hơn 5cm thì bắt buộc phải mổ bóc tách (vẫn bảo tồn tử cung), bệnh nhân vẫn có thể mang thai nhưng phải đợi ít nhất 3 năm. Khi có thai, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ vỡ tử cung, gây tử vong cho mẹ và thai nhi.

Do đó, ngay khi phát hiện bản thân mắc bệnh, chị em cần chủ động thăm khám và tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Tùy từng nguyên nhân và tình trạng bệnh lý của mỗi người mà sẽ được tư vấn cách hỗ trợ điều trị khác nhau. Có người chỉ cần dùng thuốc nhưng có người sẽ phải can thiệp ngoại khoa thì mới mang lại hiệu quả như ý.

Ánh Thuận

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...