Nhiều khởi sắc trong thực hiện Đề án xã hội hóa phương tiện tránh thai tại Điện Biên

Thứ Sáu, 01/11/2019 01:28 PM (GMT+7)

Tại tỉnh Điện Biên, nhiều người đã tự tìm đến các dịch vụ tư để mua và được tư vấn về các biện pháp tránh thai. Xã hội hóa lúc này là cần thiết, thích hợp. Tuy nhiên cần có lộ trình tức là phải bắt đầu từ khâu tiếp thị, tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu, từ đó sẵn sàng thực hiện.

dien-bien

Việc triển khai Đề án 818 của tỉnh Điện Biên chỉ lồng ghép tuyên truyền, vận động xã hội hóa phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản với hoạt động của công tác dân số kế hoạch hóa gia đình để người dân tự lựa chọn dịch vụ theo nhu cầu và khả năng chi trả. Dù vậy, việc thực hiện Đề án đã có nhiều kết quả tốt.Ngày 13 tháng 3 năm 2015, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 818/QĐ-BYT, về việc phê duyệt Đề án "Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015 - 2020". Đây là một chủ trương đúng đắn, thiết thực, nhằm làm giảm gánh nặng ngân sách cho Nhà nước.

Ngay tại tỉnh Điện Biên, nhiều người đã tự tìm đến các dịch vụ tư để mua và được tư vấn về các biện pháp tránh thai. Xã hội hóa lúc này là cần thiết, thích hợp. Tuy nhiên cần có lộ trình tức là phải bắt đầu từ khâu tiếp thị, tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu, từ đó sẵn sàng thực hiện.

Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới khó khăn, có trên 80% là đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao. Thực hiện Đề án 818, tỉnh đã triển khai công tác truyền thông vận động tại 24/130 xã, phường, thị trấn thuộc 8/10 huyện, thị, thành phố. Chương trình được triển khai đến các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, thanh niên, vị thành niên, người có nhu cầu thực hiện KHHGÐ và các cấp ủy Ðảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể; các cơ sở dịch vụ KHHGÐ/SKSS.

Chi Cục không thực hiện công tác phân phối phương tiện tránh thai (PTTT) và hàng hóa sức khỏe sinh sản từ nguồn xã hội hóa của Trung ương. Việc triển khai Đề án ở tỉnh chỉ lồng ghép tuyên truyền, vận động xã hội hóa PTTT và hàng hóa SKSS với các hoạt động của công tác dân số-KHHGĐ để người dân tự lựa chọn dịch vụ theo nhu cầu và khả năng chi trả.

Để thực hiện có hiệu quả kế hoạch đề án theo Quyết định số 818/QĐ-BYT của Bộ Y tế, Điện Biên đã có các giải pháp thực hiện như sau:

+ Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng chính quyền trong công tác xã hội hóa phương tiện tránh thai.

+ Tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền hỗ trợ kinh phí địa phương để tăng cường công tác truyền thông nhằm thay đổi hành vi của người dân trong việc thực hiện dịch vụ KHHGĐ/SKSS.

+ Phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng trong việc truyền thông về sự cần thiết, lợi ích và hiệu quả của việc thực hiện xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, tạo dư luận xã hội đồng tình ủng hộ theo phân khúc thị trường phù hợp với điều kiện của người dân.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến về xã hội hóa phương tiện tránh thai cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, thanh niên, vị thành niên, người có nhu cầu sử dụng nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi hành vi từ việc được sử dụng phương tiện tránh thai miễn phí sang tự chi trả.

+ Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, động viên, khuyến khích kịp thời các tập thể, cá nhân thực hiện tốt trong công tác tuyên truyền, vận động đối tượng đích tham gia xã hội hóa các phương tiện tránh thai.

Đến năm 2025, Điện Biên phấn đấu 90% người dân nắm được các thông tin về PTTT, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc SKSS, dự phòng, sàng lọc ung thư vú và ung thư cổ tử cung; 80% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tư vấn về PTTT, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ, phòng ngừa phát hiện, xử lý nhiễm khuẩn đường sinh sản; Ít nhất 30% phụ nữ từ 30 tuổi trở lên được cung cấp thông tin, tư vấn dịch vụ sàng lọc, dự phòng ung thư vú và ung thư cổ tử cung…

Trong thời gian tới để thực hiện hiệu quả Đề án, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Điện Biên rất cần tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp tham gia các đơn vị trong ngành Y tế và sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể để công tác Dân số - KHHGĐ đạt được kết quả. Qua đây, góp phần tích cực trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và hoàn thành các mục tiêu Kinh tế - Xã hội trên địa bàn tỉnh.

Duyen

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...