Nhồi màu cơ tim khi ở một mình, phải làm sao?

Chủ Nhật, 24/06/2018 02:39 PM (GMT+7)

Là một trong những bệnh lí diễn ra đột ngột và khó lường trước, nhồi máu cơ tim có thể ập đến bất cứ lúc nào. Thông thường khi nhồi máu cơ tim, người bệnh cần phải được nhanh chóng sơ cứu và đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Tuy nhiên, khi ở 1 mình bạn cần phải làm gì nếu cơn đau bất chợt đến?

Những giải đáp y khoa dưới đây sẽ giúp bạn có thể áp dụng để sống sót vượt qua tình trạng này.

Những dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim bạn nên biết

Theo các bác sĩ, cơn nhồi máu cơ tim xảy ra khi động mạch tim bị tắc dần dần dẫn đến hoại tử mô tim và gây co thắt vô cùng đau đớn ở người bệnh. Dấu hiệu đầu tiên của các cơn nhồi máu cơ tim đó chính là nó gây ra đau tức vùng gần tim và tim, sau đó nhanh chóng lan ra cánh tay, lên hàm. Bệnh nhân cần có sự can thiệp y tế ngay lập tức để giải quyết sự bít tắc bằng thuốc đặc hiệu hoặc nặng hơn là tiến hành phẫu thuật cấp cứu. Ở một số bệnh nhân, các triệu chứng của nhồi máu cơ tim có thể khởi phát chậm, cho phép bạn có thời gian gọi người giúp đỡ tuy nhiên, không phải ai cũng như vậy. Có rất nhiều bệnh nhân ghi nhận tình trạng nhồi máu cơ tim sau đó nhanh chóng rơi vào trạng thái mất ý thức trong một khoảng thời gian ngắn. Vì vậy, việc kịp thời phản ứng để vượt qua giây phút nguy hiểm đó vô cùng quan trọng và cần thiết đối với các bệnh nhân nhồi máu cơ tim.

Nên làm gì khi nhồi máu cơ tim và không có ai giúp đỡ

Trong trường hợp khẩn cấp khi bạn không có sự giúp đỡ của ai khác, nhồi máu cơ tim có thể khiến bạn đột ngột ngã quỵ xuống. Đừng vội từ bỏ, hãy nhanh chóng áp dụng những cách sau đây để có thể tự mình vượt qua cơ đau này.

- Bắt đầu ho mạnh ngay lập tức và cố ho thành tiến.

- Cố gắng hít sâu và ho mạnh mỗi hai giây, ho liên tục và các tiếng ho cần sâu, dài. Việc bạn cố gắng duy trì hơi thở sâu giúp đưa oxy tới phổi, động tác ho giúp ép chặt tim, tạo áp lực lên tim và do đó duy trì được tuần hoàn máu tới vùng tim. Đồng thời, bạn cần thực hiện một vài động tác trợ tìm đơn giản như: cách ấn lên vùng tim nhằm giúp phục hồi nhịp tim bình thường.

Sau khi đã dần hồi phục và bớt đau, nhanh chóng gọi điện đến các cơ sở y tế hoặc người thân để được thăm khám tốt nhất.

Phòng tránh nhồi máu cơ tim như thế nào?

Tất nhiên, bao giờ các biện pháp phòng tránh nhồi máu cơ tim cũng là điều tốt nhất mà bạn nên thực hiện để có thể duy trì sức khỏe tim mạch.

Bằng việc ghi nhớ một vài các lời khuyên của bác sĩ dưới đây sẽ giúp bạn có thể kiểm soát huyết áp, nồng độ cholesterol của mình một cách tốt nhất đấy.

- Uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể đủ khả năng vận chuyển và lưu thông máu tốt nhất.

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ít cholesterol, nói không với rượu bia và chất kích thích.

- Khám bệnh thường xuyên và định kì để sớm phát hiện ra bệnh lí về tim và hệ tuần hoàn.

 

System

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...