Những biến chứng người cao tuổi thường gặp sau khi phẫu thuật

Thứ Bảy, 30/03/2019 11:40 PM (GMT+7)

Khi bước sang tuổi xế chiều cũng là lúc các chức năng trong cơ thể bị suy yếu dần và dễ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nếu như phải tiến hành phẫu thuật sẽ gây nên nhiều biến chứng trong quá trình gây mê và phẫu thuật. Vậy đó là những biến chứng nào?

Empty

Một số biến chứng thường gặp ở người già khi phẫu thuật

Biến chứng về tim mạch

Người cao tuổi đã suy giảm tất cả chức năng trong cơ thể theo tuổi, đứng đầu là tim mạch, biến chứng tim mạch từ nặng đến nhẹ. Như ngưng tim, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy nút tạo nhịp tim, rung nhĩ, rối loạn nhịp tim gây tử vong cao kể cả không phẫu thuật.

Thuyên tắc mạch vành tim, mạch phổi, mạch não sau chấn thương do cục máu đông tại ổ gãy xương và hoặc kết hợp do bệnh tim trước đó, gây tử vong cao như nhồi máu cơ tim. Tăng huyết áp sau chấn thương do đau và hoặc đã có tăng huyết áp trước đó, ít đáp ứng với thuốc điều trị.

Biến chứng nhiễm trùng

Viêm phổi do sau chấn thương bệnh nhân đau không dám cử động phải nằm tại chỗ, gây ứ đọng, nhất là đã có kèm bệnh phổi mãn tính trước đó. Lở loét, nhiễm trùng do nằm lâu, suy kiệt, và do khối cơ đã bị teo ở người cao tuổi.

Biến chứng thần kinh và  nội tiết

Empty

Rối loạn thần kinh sau sang chấn, tức là chấn thương gãy xương và sang chấn phẫu thuật sẽ đưa đến các biểu hiện: nói sảng, lú lẫn, la hét, có thể đập phá, hoặc nằm im không tiếp xúc với xung quanh. Diễn biến này khoảng 1-2 tuần, cá biệt kéo dài hàng tháng, sau điều trị hết đau sẽ bình ổn lại. Đồng thời kết hợp với bệnh rối loạn trí nhớ, sa sút trí tuệ trước đó do tuổi cao thì nguy cơ biến chứng càng kéo dài hơn.

Do người lớn đã suy giảm tuyến tụy nên hầu hết bị bệnh tiểu đường, kết hợp với sang chấn do chấn thương và phẫu thuật, nhiễm trùng. Bệnh tiểu đường càng gia tăng và khó điều trị khi bị đau do chấn thương, bệnh sẽ ổn định sau khi điều trị đau tốt kết hợp với điều trị nội khoa.

Biến chứng về dinh dưỡng

Suy kiệt do bản thân người cao tuổi  bình thường ăn được ít và hấp thu thức ăn giảm nhiều, đồng thời sau sang chấn gãy xương và phẫu thuật càng suy kiệt hơn. Trước và sau phẫu thuật phải truyền đạm, albumin các chất có năng lượng cho cơ thể hoạt động, truyền máu do mất máu lúc mổ cho bệnh nhân phục hồi sức khỏe để nhanh liền xương và vết mổ.

Điều trị trong lúc phẫu thuật và sau phẫu thuật

Bác sĩ gây mê hồi sức là người sẽ chuẩn bị, theo dõi và điều trị xuyên suốt thời gian từ khi bệnh nhân bị bệnh, trong lúc phẫu thuật và sau phẫu thuật. Bác sĩ đặt một đường ống nhỏ vào buồng tim để thăm dò chức năng cơ tim và cho thuốc hỗ trợ cơ tim để đảm bảo hoạt động tim bình thường cho phẫu thuật.

Đặt một đường dây nhỏ phía sau cột sống của bệnh nhân kết hợp cho thuốc tê vào tủy sống hoặc đặt ở vùng vai-nách của bệnh nhân làm bệnh nhân hết đau để mổ và giảm đau sau mổ nhiều ngày. Bệnh nhân không đau thì nên tập và vận động sớm giúp tránh được các biến chứng như tắc mạch, viêm phổi, lở loét và các biến chứng khác đồng thời làm cho bệnh nhân sảng khoái về tinh thần.

Người cao tuổi sức đề kháng đã kém, hệ miễn dịch yếu nên dễ mắc nhiều căn bệnh. Chính vì vậy hãy chăm sóc ông bà và bố mẹ của bạn thật tốt để các cụ có một sức khỏe thật tốt và luôn có cuộc sống hạnh phúc bên con cháu.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...