Những biện pháp bảo vệ sức khỏe người cao tuổi

Thứ Năm, 28/03/2019 07:26 PM (GMT+7)

Ở mỗi một độ tuổi thì sức khỏe và chế độ ăn uống là hoàn toàn khác nhau. Đối với người cao tuổi thì để đảm bảo sức khỏe chúng ta cần có những biện pháp gì? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có được những biện pháp tích cực giúp cải thiện tình trạng sức khỏe ở người cao tuổi.

Empty

Đảm bảo chế độ ăn uống hàng ngày

Đối với người cao tuổi nên hạn chế ăn mặn, mỗi ngày chỉ cần khoảng dưới 6g muối. Tuy nhiên lượng muối bao nhiêu thì còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và bệnh tật của từng người mà ăn ít hơn. Những người bị huyết áp cao, đái tháo đường không ăn nhiều các thực phẩm có nhiều chất béo từ động vật và ăn ít đồ có nhiều chất ngọt.

Nên ăn các thức ăn dễ tiêu hóa, nhiều chất xơ và đa dạng hóa các thức ăn. Nên dùng các loại thực phẩm như: vừng (mè), đậu đen, đậu xanh, đậu tương, mộc nhĩ, gạo lứt. Đây là những thực phẩm có nhiều chất xơ, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng và các chất chống lão hóa, chống táo bón. Những người có bệnh mạn tính như: đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh thận, tim mạch… nên tuân thủ chế độ ăn theo lời khuyên của bác sĩ.

Giấc ngủ

Để người cao tuổi có những giấc ngủ ngon, nhẹ nhàng nên tạo ra một không gian tình cảm ổn định, thoải mái, vui vẻ, thỏa mãn về tinh thần. Tránh mọi sự kích thích như lo lắng, buồn phiền, căng thẳng.

Tránh hút thuốc lá, uống cà phê, các chất kích thích, nên sắp xếp cho người cao tuổi đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ thời gian. Phòng ngủ phải yên tĩnh, thoáng mát, đủ ấm và ánh sáng phù hợp, tránh gió lùa về mùa đông.

Empty

Có thể sử dụng một số thức ăn, đồ uống giúp dễ đi vào giấc ngủ như: canh hoa thiên lý, nước ép cà chua trộn mật ong, trà tâm sen, hạt thảo quyết minh… Ở người cao tuổi, thời gian ngủ mỗi ngày khoảng 5 – 6 giờ.

Luyện tập thể thao

Luyện tập thể thao nhẹ nhàng, đúng nhịp độ và phù hợp với sức khỏe sẽ giúp người cao tuổi lưu thông và điều hòa các mạch máu trong cơ thể. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng xơ vữa mạch máu và những bệnh về tim mạch.

Chế độ luyện tập thể thao và vận động cần phải phù hợp theo khả năng, không nên gắng sức thái quá.  Các động tác thể dục và vận động ở người cao tuổi có thể áp dụng như đi bộ, tập thái cực quyền, các động tác thể dục thể thao tại chỗ thông thường là các bài tập khí công, thiền, tập thở bụng…

Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ

Người cao tuổi dễ mắc một số bệnh như thiểu năng mạch vành, huyết áp cao, thoái hóa khớp, loãng xương, đục thủy tinh thể… là nguy cơ của đột quỵ, nhồi máu cơ tim, gãy xương…. Chính vì vậy cần phải có những kỳ kiểm tra sức khỏe toàn diện nhằm phát hiện và điều trị sớm khi bệnh còn nhẹ để hạn chế các biến chứng, tai biến có thể xảy ra. Mỗi năm nên đi khám sức khỏe định kỳ và toàn diện 2 lần và có thể đi khám nhiều hơn theo sự khuyến cáo của bác sĩ.

Khi bước sang tuổi xế chiều cơ thể dễ mắc nhiều bệnh, chính vì vậy phải có chế độ ăn uống khoa học và chế độ luyện tập phù hợp để có một sức khỏe thật tốt. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin thật hữu ích.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...