Những hệ lụy sức khỏe gặp phải khi ngồi chéo chân

Thứ Tư, 08/07/2020 05:18 PM (GMT+7)

Ngồi chéo chân được cho là một động tác sang chảnh đối với phụ nữ nhưng lại để lại những hệ lụy sức khỏe hết sức nguy hiểm.

Đàn ông có xu hướng ngồi với hai bàn chân để bằng phẳng trên mặt đất. Tư thế ngồi này cho phép gân của mình được thư giãn. Trong khi đó, tư thế ngồi chéo chân của phụ nữ lại gây cứng cơ và dẫn đến nhiều rủi ro về sức khỏe.

Phụ nữ ngồi vắt chéo chân sẽ có rủi ro bị mắc hội chứng dải chậu chày và hội chứng viêm bao hoạt dịch khớp háng. Hai chứng này gây ra các cơn đau khó chịu ở hông và đầu gối.

Dải chậu chày là một dây chằng ở phía mặt ngoài đùi, kéo dài từ hông đến mặt ngoài đầu gối. Dải chậu chày bó quanh gối giúp cố định và truyền động cho khớp gối. 

batcheo

Tư thế ngồi này khiến các đầu gối ép sát nhau có thể gây áp lực cho hai gân chính. Tình trạng này có thể dẫn đến cơn đau do hội chứng mãn tính dải chậu chày (iliotibial band syndrome – ITBS).

Hội chứng dải chậu chày là tình trạng đau đầu gối, xảy ra khi dây chằng thắt chặt đến mức chà xát xương. Đây là một trong những chấn thương thể thao thường gặp ở vận động viên chạy marathon. Tuy nhiên, tình trạng dây chằng căng nhất ở tư thế ngồi vắt chéo chân khi đầu gối cong lại và kéo gân.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa ITBS là bạn nên hạn chế ngồi, nhưng đây lại là hoạt động khó tránh đối với dân văn phòng. Vì thế, bạn nên tập tư thế ngồi đúng khi làm việc để tránh các cơn đau đầu gối.

Theo lời khuyên, bạn nên tập tư thế ngồi đúng bằng cách đặt bàn chân lên mặt đất. Hai chân nên tạo thành một góc tầm 30 độ và đầu gối luôn ở mức ngang bằng hoặc thấp hơn hông, giúp thư giãn dải chậu chày.

Riêng Hội chứng viêm bao hoạt dịch khớp háng (greater tronchateric pain syndrome) gây cảm giác đau đớn lan xuống hai bên hông và đùi, thậm chí đến đầu gối dẫn đến mệt mỏi.

Nguyên nhân gây chứng này có thể bao gồm:

- Ngồi một chỗ quá lâu

- Tư thế ngồi bắt chéo chân

- Tư thế ngồi dồn trọng lực một chân

- Đối tượng dễ mắc chứng viêm bao hoạt dịch khớp háng thường là phụ nữ trên 40 tuổi, người có xương chậu rộng, người có thói quen đứng dồn một chân hoặc ngồi vắt chéo chân.

Ngô Thị Hồng Duyên

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...