Những kết quả đáng ghi nhận trong hành động vì bình đẳng giới tại Quảng Nam

Thứ Ba, 14/11/2023 09:59 PM (GMT+7)

Những năm qua, Quảng Nam luôn xem vấn đề bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ là một trong những mục tiêu xuyên suốt trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu thiên niên kỷ về phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới nhằm hướng đến xây dựng một xã hội bình đẳng, tiến bộ và phát triển bền vững.

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký tham gia Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và là quốc gia đầu tiên ở châu Á và quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

TNB-61520-01

Tại Quảng Nam, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy, HĐND các cấp và các chức danh lãnh đạo, quản lý tăng, nhiệm kỳ sau cao hơn nhiệm kỳ trước. Đây là sự tiến bộ rõ nét của tỉnh trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị.

Cụ thể: tỷ lệ nữ trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021 - 2026 là 14,3%; tỷ lệ nữ trúng cử Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh 28%; cấp huyện và tương đương 25,7%; cấp xã 26,8%. Với tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025, ở cấp tỉnh đạt 15,1%, ở cấp huyện và tương đương đạt 16,9%, ở cấp xã đạt 20,9%.

Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo của đội ngũ nữ cán bộ, công chức viên chức ngày càng được nâng cao. Tính đến tháng 5/2021, có 531 nữ thạc sĩ/1.299 thạc sĩ, chiếm tỷ lệ hơn 40%; 21 nữ tiến sĩ/105 tiến sĩ, chiếm tỷ lệ 20%.

Ở khía cạnh sản xuất kinh doanh, vai trò của phụ nữ được đánh giá cao trong việc xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc và giữ vai trò nòng cốt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, quản trị sản xuất kinh doanh.

Hiện có 358/1.224 (chiếm 29%) doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có nữ giới làm giám đốc/chủ doanh nghiệp. Đến hết năm 2022, có 160 nghìn lao động nữ (chiếm hơn 60%) đang làm việc tại khoảng 9.000 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đang hoạt động ở Quảng Nam.

Đáng chú ý, hầu hết các mô hình khởi nghiệp đạt giải thưởng cao ở cấp độ quốc gia, khu vực miền Trung… trong những năm gần đây đều xuất phát từ ý tưởng của phụ nữ.

Các chính sách và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh hợp lý ngày càng đạt hiệu quả tốt. Tỷ số giới tính khi sinh ở mức 107,2 trẻ trai/100 trẻ gái sinh ra sống, tỷ lệ tử vong của bà mẹ liên quan đến thai sản giảm còn 5/17.170 trẻ (29,1‰).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn cho hay: “Chúng ta thường suy nghĩ và nhìn nhận rằng bạo lực giới là vấn đề của người phụ nữ, nhưng tôi muốn khẳng định rằng nó cũng là vấn đề của nam giới. Vì vậy, cần hành động để mọi người thay đổi cách suy nghĩ này.

Cả phụ nữ và nam giới phải đoàn kết cùng nhau hướng tới sự bình đẳng giới và hành động xóa bỏ bạo lực. Nam giới cần tham gia với vai trò tiên phong và là lực lượng nòng cốt, đồng hành trong thực hiện bình đẳng giới, bảo vệ phụ nữ và trẻ em, tạo nên hiệu ứng tốt đẹp và lan tỏa tới cộng đồng”.

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...