Những kết quả dạt được từ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới

Thứ Năm, 31/08/2023 05:50 PM (GMT+7)

Nhìn nhận từ kết quả tổng kết của Ủy ban Dân tộc, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần tạo sự chuyển biến trong nhận thức của Cấp ủy, chính quyền các cấp và đông đảo tầng lớp nhân dân trong cộng đồng dân tộc thiểu số.

Đánh giá việc triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Ủy Ban Dân tộc cho rằng công tác này được triển khai bằng nhiều hoạt động phong phú, hình thức sáng tạo, tranh thủ lồng ghép vào các chương trình dự án khác đang triển khai tại vùng dân tộc thiểu số đã tiếp tục góp phần cải thiện và làm thay đổi dần tư tưởng trọng nam khinh nữ, các chuẩn mực đạo đức của người phụ nữ xưa dần được thay thế cho quan niệm người phụ nữ trong thời kỳ hiện đại; các tập tục lạc hậu, tình trạng tảo hôn, bị ngược đãi, coi rẻ, bị bạo lực về thể xác và tinh thần dần dần được giảm đi.

2-2448-3487

Vị thế của người phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội đã được cải thiện đáng kể. Người phụ nữ được tôn trọng và được tham gia bàn bạc, quyết định những vấn đề nảy sinh trong gia đình; được tham gia hầu hết các lĩnh vực kinh tế, dịch vụ, sản xuất.

Có thể thấy, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để triển khai thực hiện pháp luật, chính sách về bình đẳng giới, là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, góp phần xóa bỏ định kiến giới và tiến tới bình đẳng giới thực chất. Trên cơ sở xác định như vậy, Ủy ban Dân tộc trong thời gian qua đã rất nỗ lực thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới.

Theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc, đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung, về bình đẳng giới nói riêng đã được Ủy ban đẩy mạnh triển khai trong năm 2022 tới cấp cơ sở. Công tác tuyên truyền thông qua các kênh chính thức như báo, tạp chí, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam bằng nhiều thứ tiếng dân tộc với nội dung phong phú, đa dạng nhằm góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong năm 2022, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức sản xuất, phát sóng Sport âm thanh và phóng sự chính luận tiếng Việt để tuyên truyền, phổ biến pháp luật theo các nội dung của Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025” trên sóng VOV; đưa tin các hoạt động của cơ quan, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách dân tộc đến vùng DTTS và miền núi trên cổng thông tin điện tử; đăng các tin, bài về tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên báo….

Bên cạnh đó, Ủy ban Dân tộc còn phối hợp tổ chức sản xuất 12 phóng sự chính luận tiếng Việt để tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên sóng VOV1; sản xuất 4 phóng sự chính luận tiếng Mông: 4 phóng sự chính luận tiếng Dao: 4 phóng sự chính luận tiếng Thái tuyên truyền trên sóng VOV4; Phối hợp với các báo xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, Ủy ban Dân tộc đã thực hiện biên soạn, in ấn tài liệu nhằm cung cấp thông tin về bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Biên soạn, phát hành cuốn “Cẩm nang tuyên tuyền thông tin chính sách, pháp luật về bình đẳng giới” cấp phát cho Ban Dân tộc các tỉnh/thành phố vùng đồng bào dân tộc thiểu số để thực hiện nhiệm vụ bình đẳng giới tại địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, vương mắc đòi hỏi nỗ lực tháo gỡ, vượt qua. Đơn cử như công tác tuyên truyền, vận động còn lồng ghép nên chưa sâu rộng, chưa cụ thể, nội dung hình thức tuyên truyền chưa phong phú; một số mô hình hoạt động chưa được hỗ trợ nên tính hiệu quả chưa cao.

Hy vọng rằng với nỗ lực của Ủy ban Dân tộc, sự đồng hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan truyền thông, báo chí, già làng, trưởng bản, đội ngũ tuyên truyền viên cấp cơ sở, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ có bước đột phá về chất lượng, hiệu quả trong thời gian tới; nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật, chuyển đổi hành vi và ủng hộ tích cực của toàn xã hội trong công tác bình đẳng giới.

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...