Những lí do bạn không nên cho bé nằm võng trong những năm đầu đời

Chủ Nhật, 24/06/2018 02:35 PM (GMT+7)

Trẻ nhỏ thường xuyên quấy khóc và khiến các bậc cha mẹ cảm thấy mệt mỏi để dỗ dành. Những lúc như vậy, võng được xem là thiết bị vô cùng tuyệt vời để bé có thể nguôi đi cơn khóc. Tuy nhiên, võng lại được xem là một trong những vật dụng mà nhiều bác sĩ khuyến cáo mẹ không nên cho bé nằm quá nhiều và thường xuyên bởi hàng loạt các nguy cơ sau đây:

Ức chế thần kinh

Trạng thái nằm võng có thể khiến bé cảm giác đung đưa và rất dễ chịu. Tuy nhiên, khi đã đi vào giấc ngủ thì các cơn rung lắc này lại là nguyên nhân khiến trẻ luôn mang tâm trạng run sợ, hãi hùng. Đó là lý do vì sao trẻ khi nằm võng thường xuyên có các biểu hiện như giật nảy mình, khóc thét, hai bàn tay nắm chặt và cố bấu víu và ai hoặc cái gì gần tầm với nhất.

Hội chứng rung lắc khi cho bé nằm võng

Trong những năm tháng đầu đời của sự phát triển, hệ thần kinh của trẻ nhỏ chưa đạt đến độ hoàn thiện, chắc chắn. Chính vì ậy, những chấn động, rung lắc quá mạnh khi bạn cho bé nằm võng rất có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của não bộ của trẻ. Thậm chí, theo các bác sĩ chuyên khoa, khi tình trạng rung lắc thường xuyên xảy ra và kéo dài trong một thời gian rất có thể dẫn đến hội chứng rung lắc, một dạng chấn thương não bộ khá nghiêm trọng ở não bộ của trẻ nhỏ. Không cần quá dài, các cơn rung lắc này chỉ cầ từ 3 hoặc 5 giây rung lắc là não của trẻ đã có thể phải chịu những tổn thương nghiêm trọng. Các di chứng của tổn thương này có thể không phát tác trực tiếp mà sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển năng lực trí tuệ, giảm thị lực, bị rối loạn ngôn ngữ, động kinh, rối loạn kỹ năng định hướng và làm chậm hình thành nhận thức.

Tác động đến não và cơ bắp

Tác động không mong muốn tiếp theo của việc cho bé nằm võng thường xuyên đó chính là những ảnh hưởng đến quá trình phát triển não và cơ bắp của trẻ là. Trẻ nhỏ, đặc biệt là ở giai đoạn 3, 4 tháng tuổi, bao giờ cơ thể cũng cần được hoạt động, quơ tay quơ chân, và bắt đầu tập lẫy, lật. Tuy nhiên, khi nằm võng, do không gian trật trội nên bé sẽ khó để có thể thực hiện các hoạt động này, do đó khiến sự phát truển của cơ thể cũng bị hạn chế. Không những thế, việc nằm võng khi không có sự kiểm soát của người lớn còn khiến trẻ rất dễ té ngã.

còn khiến trẻ rất khó khăn trong động tác lẫy. Rất nguy hiểm nếu trẻ bị té ngã.

Ảnh hưởng đến cột sống và lồng ngực

Do võng không phải là một mặt phẳng lại không cố định nên khi nằm võng, cột sống của trẻ không được nâng đỡ và sẽ dễ bị cong vẹo một cách bất thường. Từ đó dễ gây ảnh hưởng đến cột sống và lồng ngực của trẻ ngay từ khi bộ phận này vừa phát triển. Không chỉ cột sống và lồng ngực, những tác động chèn ép cũng sẽ khiến các cơ quan như tim, phổi phải chịu những hệ lụy xấu.

System

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...