789

Những lo lắng luôn túc trực trong tâm trí của mẹ bầu

Thứ Ba, 29/10/2019 09:12 AM (GMT+7)

Việc bạn lo lắng đôi chút khi đang mang thai là điều tự nhiên. Chăm sóc em bé là việc hoàn toàn mới đối với bạn, bao gồm cả những chuyện không thể nào lường trước được và bạn thật sự mong muốn mọi thứ trở nên hoàn hảo.

lo-lang-khi-mang-thai-3

Những lo lắng luôn túc trực trong tâm trí của mẹ bầu có thể được liệt kê như sau:

-78% các mẹ đều sợ con bị khiếm khuyết bẩm sinh.

 -75% lại sợ sảy thai.

Top 4 lo sợ sai lầm về sảy thai

Nhận được tin nhắn 2 vạch, bạn nhảy cẫng lên vì sung sướng, nhưng nỗi lo sợ về sảy thai ngay lập tức cũng xâm chiếm tâm trí bạn. Đâu là đúng, đâu là sai?

 -74% sợ stress khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

-71% mẹ bầu lo lắng về chuyện sinh non.

-70% e dè về cơn đau đẻ.

-61% nhất định phải tránh xa món sashimi, đồ sống.

-60% lo xa một chút về chuyện cho con bú.

-59% lại lo xa về vấn đề giảm cân sau sinh.

-57% rất ngại tay xách nách mang đồ nặng.

-55% sợ mình sẽ đẻ rớt con trên đường đến bệnh viện.

Trong cuộc khảo sát này, ít hơn một nửa số mẹ bầu tham gia đều không quan ngại về 5 vấn đề sau đây, trong khi đó lại chính là những nguy cơ tiềm ẩn nghiêm trọng. Mẹ bầu nên cập nhật ngay vào sổ tay thai kỳ 5 điều nhất định cần lo lắng khi mang thai:

Hạn chế ăn đồ ngọt nếu bạn có triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Viêm nhiễm khi mang thai

Mắc những bệnh viêm nhiễm khi mang thai có thể dẫn đến những hệ quả cực kỳ nghiêm trọng, biến chứng nguy hiểm nhất chính là sinh non. Virus sinh sống và ẩn nấp ở khắp mọi nơi trong môi trường xung quanh, và dù muốn hay không, đôi khi bà bầu cũng không thể tránh khỏi sự “xâm nhập” của chúng vào cơ thể.

Ngay cả một ca viêm đường tiết niệu thông thường cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng thận và sinh non.  Vì vậy, ngoài áp dụng một chế độ ăn uống, luyện tập và sinh hoạt lành mạnh, mẹ bầu đừng quên để ý đến những nguy cơ tiềm ẩn từ bệnh viêm nhiễm. Ngay lập tức liên hệ với  bác sĩ nếu thấy cơ thể có triệu chứng của bệnh như sốt, viêm hoặc đau.

Tôi bị nghén rất nhiều! Con tôi không thể nhận được đủ dinh dưỡng

Sự thật: Bạn có biết rằng các bé có khả năng ký sinh rất giỏi? Thai nhi sẽ hấp thụ tất cả dưỡng chất từ các loại thực phẩm bạn cho bé ăn, vì thế nếu bạn chỉ ăn bánh và uống nước trái cây trong bữa ăn, điều đó cũng không có gì khiến bạn quá lo lắng.

Nếu bạn không ốm nghén đến mức bị mất nước dữ dội hoặc cảm thấy tệ đến mức muốn gọi bác sĩ ngay lập tức, ốm nghén sẽ không khiến cho bào thai bị mất cân bằng dưỡng chất và không có bất cứ ảnh hưởng lớn nào đến con yêu.

Chỉ cần đảm bảo rằng bạn uống bổ sung đầy đủ các loại vitamin trong giai đoạn mang thai và làm tốt nhất trong khả năng của mình. Hầu hết các bà mẹ có thể ăn những loại thức ăn bổ dưỡng sau khoảng 16 tuần, đây là thời điểm bé bắt đầu tăng cân.

Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ

Thực tế, 41% phụ nữ mang thai đều vượt quá trọng lượng tiêu chuẩn cho 9 tháng thai kỳ. Tình trạng thừa cân khi mang thai có thể đặt bà bầu vào nguy cơ biến chứng thai kỳ như sinh non, dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, chuyện hồi phục vóc dáng sau sinh dường như không tưởng và bé con của bạn cũng phải đối diện với tình trạng cân nặng dư thừa.

Mẹ bầu nhớ này: Ăn cho 2 người là ăn lành mạnh, bổ dưỡng và theo khuyến cáo dành cho cân nặng ban đầu của từng người, chứ không có nghĩa là ăn gấp đôi.

Thiếu tập luyện điều độ

Chỉ có 23% phụ nữ mang thai dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe trong thai kỳ. Thiếu tập luyện có thể làm bạn tăng cân quá mức, yếu ớt, chịu đựng kém và không bền, và dĩ nhiên nâng cao nguy cơ đối mặt với biến chứng thai kỳ.

Nếu điều kiện sức khỏe không cho phép tham gia vào những bộ môn đòi hỏi vận động nhiều, bà bầu có thể bắt đầu với bài tập thiền, yoga, tập luyện tại chỗ. Sau một thời gian quen dần với chuyện luyện tập, tăng cường độ luyện tập lên với bộ môn đi bộ hoặc bơi lội.

Tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa

Hóa chất từ các sản phẩm vệ sinh gia đình ẩn chứa mối nguy khôn lường đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, dường như đa số các mẹ bầu lại không mấy để tâm đến vấn đề này. Chất tẩy rửa mạnh, sơn, véc-ni, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, là những sản phẩm bạn nên tránh tiếp xúc để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ lẫn con.

Bé sẽ bị khiếm khuyết khi sinh

Sự thật: Bạn có lo lắng khi phải thực hiện các xét nghiệm thai kỳ và sau đó hy vọng kết quả cho thấy bé vẫn đang khỏe mạnh và phát triển tốt. Nguy cơ bé bị khiếm khuyết khi sinh chỉ chiếm 4% bao gồm cả những triệu chứng nghiêm trọng như hội chứng Down cũng như hàng ngàn những dị tật rất nhỏ và không dễ nhận thấy như là ngón tay có vấn đề hoặc tim bị khiếm khuyết nhỏ có thể mất đi sau khi sinh mà không để lại bất kỳ vấn đề sức khỏe nào cho bé.

Cách tốt nhất để bảo vệ bé là uống bổ sung viên vitamin tổng hợp có chứa axit folic trước khi mang thai và nhớ uống bổ sung đầy đủ vitamin trong quá trình mang thai hằng ngày sẽ làm giảm nguy cơ khiếm khuyết não và tủy sống ở trẻ.

Tiểu đường thai kỳ

Khoảng 6-8% bà bầu mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ, đây chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ nghiêm trọng. Nồng độ đường quá cao trong máu sẽ dẫn đến tiền sản giật, sinh non, em bé thừa cân và bắt buộc phải thực hiện phương án sinh mổ.

Nếu bị cảnh báo với nguy cơ mắc chứng tiểu đường thai kỳ, bạn nên tập thể dục thường xuyên, cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn uống hằng ngày.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...