Phụ nữ mang thai nên ăn khẩu phần đường như thế nào?

Thứ Hai, 16/09/2019 09:08 PM (GMT+7)

Nhiều phụ nữ thích ăn ngọt trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, đường máu mẹ cao ảnh hưởng đến phát triển của thai nhi. Vậy liệu ăn đường như thế nào là an toàn trong thời kỳ mang thai?

duong

Thông thường, hàng ngày, phụ nữ ăn một lượng đường nhất định qua nhiều loại thức uống và món ăn. Nhưng sau khi thụ thai, khuyến cáo nên giữ lượng đường dung nạp vào cơ thể trong một giới hạn cho phép. Việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi. Ví dụ:

Làm trầm trọng thêm các triệu chứng ốm nghén:

Trong thời kỳ mang thai, thường gặp các triệu chứng như ợ nóng, thay đổi tâm trạng và buồn nôn, nôn. Khi nạp vào cơ thể một lượng đường quá mức, những triệu chứng này có thể trở nên trầm trọng hơn và kéo dài hơn.

Làm thiếu hụt dinh dưỡng:

Khi phụ nữ mang thai, có thể cảm thấy thèm ăn, đó là một triệu chứng bình thường trong thai kỳ. Ví dụ có thể thèm ăn kem, ăn bánh ngọt, socola... Đa số các thực phẩm vừa nêu đều giàu đường và chất béo. Khi phụ nữ mang thai tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa đường, lượng thức ăn giàu chất dinh dưỡng sẽ ít hơn. Điều này gây thiếu hụt dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.

Làm tăng cảm giác mệt mỏi:

Mệt mỏi là một triệu chứng thông thường của việc mang thai. Ăn nhiều đường trong thời kỳ mang thai có thể làm trầm trọng thêm cảm giác này. Đường sucrose có trong thực phẩm và đồ uống có đường làm tăng lượng đường trong máu và làm giảm mức năng lượng của cơ thể.

Làm cho trẻ sinh ra cũng hảo ngọt:

Theo nghiên cứu, những phụ nữ thèm ngọt, thích ăn thức ăn có đường trong thời kỳ mang thai thường sinh ra những đứa trẻ khi lớn lên cũng thích ăn ngọt. Điều này làm cho trẻ dễ bị bệnh béo phì và phát triển các bệnh liên quan khác trong tương lai.

Tăng cân quá mức:

Những phụ nữ ăn thừa đường trong thai kỳ có khuynh hướng tăng cân quá mức hơn so với các phụ nữ mang thai khác. Tăng cân quá mức trong thai kỳ có thể dẫn đến một số vấn đề như: chứng tiền sản; tăng huyết áp; đái tháo đường thai kỳ; biến chứng khi sinh và chuyển dạ; đau ở lưng, chân và hông; nhức đầu.

Phụ nữ mang thai nên tránh thực phẩm chế biến sẵn bởi có rất nhiều đường, mỡ bão hòa và muối có trong thực phẩm này.

Tốt nhất nên ăn thực phẩm theo chế độ ăn kiêng tự chế biến để tránh những thành phần có hại. Tăng cường dùng rau quả tươi, thịt nạc, trứng, các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt và các protein lành mạnh. Nên tăng lượng protein lên 80-100g hàng ngày để hạn chế thèm ăn.

Tăng lượng thức ăn tự nhiên có vị ngọt ngào: Nếu phụ nữ mang thai thèm đồ ngọt, vẫn nên đáp ứng sự thèm muốn đó với các loại thực phẩm có vị ngọt ngào tự nhiên như trái cây tươi. Đây là đường ở dạng tự nhiên, nhưng chúng cũng chứa chất xơ, làm giảm tốc độ hấp thu đường. Trái cây tươi cũng có rất nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết cho người mẹ mang thai.

Phụ nữ mang thai cũng nên tránh các chất làm ngọt nhân tạo. Một số phụ nữ dùng chất làm ngọt nhân tạo như một cách thay thế ăn đường trong thai kỳ. Hiện nay, chưa có nghiên cứu đầy đủ về tác dụng của chất làm ngọt nhân tạo lên thai nhi, nhưng tốt nhất nên hạn chế chất làm ngọt nhân tạo.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....