Những lý do khiến trẻ em nói dối và biện pháp khắc phục

Chủ Nhật, 10/03/2019 12:58 PM (GMT+7)

Khi phát hiện trẻ nói dối đã có không ít phụ huynh cảm thấy băn khoăn, giật mình và tự hỏi không biết trẻ học thói xấu đó từ khi nào. Trong những tình huống này cha mẹ không nên phán xét hay trừng phạt bé vội. Hãy thật bình tĩnh tìm ra nguyên nhân bé dối và tìm cách khắc phục hợp lý nhất.

Empty

Những lý do khiến trẻ nói dối

Trẻ sợ bị phạt: Nhiều khi trẻ con nói dối bởi vì chúng biết nói thật sẽ bị phụ huynh trách phạt. Hãy khuyến khích con nói thật bằng cách nào đó để trẻ không còn sợ hãi nữa, chẳng hạn bạn giảm nhẹ hình phạt.

Trẻ sợ làm bạn buồn: Đôi khi trẻ vì không muốn làm bạn buồn. Nếu như phản ứng của bạn đối với sự thật bớt u ám đi thì con cũng sẽ bớt lo ngại tổn thương bạn vì nói thật.

Trẻ nhà bạn không nói dối mà chỉ là tưởng tượng thôi: Đôi khi trẻ sẽ nhầm lẫn giữa tưởng tượng và thực tế: trẻ kể cho bạn nghe về những chuyến phiêu lưu kỳ thú hay kể với người khác rằng mình có những người anh chị em chẳng hạn. Cha mẹ không nên nghiêm khắc với những lời nói dối như vậy, theo thời gian trẻ lớn thì những lời nói dối đó cũng sẽ tự động biến mất.

Trẻ nghĩ nói dối chỉ vì lịch sự: Đôi khi trẻ đơn giản cho rằng nói dối trong trường hợp nào đó là đúng: được bà ngoại đan cho đôi tất, trẻ tỏ ra vui vẻ và yêu thích, dù cho trong lòng thực sự không thích món đồ đó lắm. Điều này cũng chính là ứng xử của người lớn, chúng ta vẫn hay làm như thế vì lịch sự mà.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ nói dối?

Empty

Việc đầu tiên cần làm đó chính là hãy bình tĩnh. Dù không ai khuyến khích việc nói dối nhưng cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là bạn nên bỏ qua cho bé. Bạn có thể thất vọng với những câu chuyện bịa của bé nhưng nên nhớ rằng nói dối là bằng chứng của việc bé đang học điều tốt từ cái xấu và bé đang lớn dần từng ngày. Lương tâm của trẻ cũng đang phát triển và bé càng ngày càng hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa thực tế và tưởng tượng. Cuối cùng là nếu bé không nghĩ rằng mình mắc lỗi thì chẳng có lý do gì bé lại phải bận tâm để che giấu.

Phụ huynh nên tìm hiểu lý do vì sao bé lại nói dối như vậy. Ví dụ như trẻ bạn thích bịa đủ thứ chuyện khác nhau thì có thể bé muốn một thứ gì đó, đây là nhu cầu bình thường của con người. Trong trường hợp này, cha mẹ có thể ngăn chặn việc nói dối bằng cách khen tặng con bất cứ khi nào bé nỗ lực làm tốt công việc nào đó.

Không nên trừng phạt quá nặng nề, nên giảm bớt lời trách mắng sẽ khuyến khích sự thú nhận, chứ không phải khiến bé sợ và chối tội. Đồng thời nên xây dựng lòng tin với bé, cho bé thấy rằng bạn tin bé và bạn cũng đáng được bé tin tưởng như thế.

Tóm lại, việc cần làm sau khi phát hiện trẻ nói dối là hãy giữ bình tình, tìm ra nguyên nhân để có hướng giải quyết tốt nhất. Đồng thời, dù bận mấy thì cha mẹ cũng nên dành thời gian để trò chuyện, tâm sự cùng con mỗi ngày, để hiểu bé hơn.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...