Những mũi vacxin nào cần thiết cho trẻ ngoài danh mục tiêm chủng mở rộng?

Thứ Hai, 02/11/2020 10:50 AM (GMT+7)

Vacxin đầu đời rất quan trọng với trẻ sau này, chính vì vậy các bậc phụ huynh cần đặc biệt quan tâm.

Có nhiều loại vắc-xin được liệt kê trong danh mục vắc-xin tiêm chủng mở rộng chính vì vậy các bậc phụ huynh nên cho trẻ thực hiện tiêm chủng dịch vụ để bảo vệ sức khỏe toàn diện nhất, tránh những rủi ro sức khỏe sau này.

Vắc-xin phòng viêm phổi, viêm màng não mủ, viêm phế quản, viêm họng...

Đây đều là những chứng bệnh do vi khuẩn Haemophilus Influenzae tuýp B (HiB) gây ra. Phác đồ tiêm gồm 3 mũi: mũi thứ nhất tiêm khi trẻ được 2 tháng; mũi thứ 2 tiêm khi trẻ 3 tháng tuổi và mũi thứ 3 tiêm khi trẻ 4 tháng. Để vắc-xin đạt hiệu quả tốt nhất thì nên tiêm nhắc lại sau 1 năm.

vacxin-cho-be

Vắc-xin phòng Sởi - Quai bị - Rubella (MMR)

Phác đồ tiêm gồm 2 mũi: mũi tiêm thứ nhất khi trẻ ở tháng thứ 12-15 hoặc muộn hơn để tránh tương tác với kháng thể từ mẹ truyền sang con. Mũi thứ hai tiêm nhắc lại vào độ tuổi 4-6 tuổi hoặc sớm hơn.

Vắc-xin phòng ngừa thủy đậu

Thủy đậu được chỉ định tiêm chủng cho người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên. Phác đồ tiêm gồm 2 liều: tiêm mũi thứ nhất khi trẻ được 12-15 tháng tuổi, mũi thứ hai sẽ tiêm nhắc lại sau 4-8 tuần tùy từng loại.

Vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản B

Với trẻ em từ 12-15 tháng tuổi tiêm 2 liều cơ bản và nhắc lại theo phác đồ. Với trẻ em từ 9 tháng và người lớn thì tiêm 1 đến 2 liều tùy theo lứa tuổi.

Vắc-xin phòng ngừa viêm màng não do mô cầu nhóm B+C: Phác đồ tiêm gồm 2 liều: Tiêm 1 mũi và tiêm nhắc lại 1 lần theo chỉ định khi có dịch bùng phát.

Vắc-xin phòng cúm

Trẻ em từ 6-35 tháng tuổi tiêm 1 liều 0,25ml mỗi năm. Trẻ trên 36 tháng và người lớn sẽ tiêm 1 liều 0,5ml mỗi năm. Trẻ <8 tuổi chưa mắc cúm hoặc chưa tiêm chủng cúm phải tiêm liều 2 sau 4 tuần. Vắc-xin phòng cúm rất quan trọng nên đều cần tiêm nhắc lại hàng năm.

Vắc-xin phòng viêm gan A

Tiêm mũi 1 khi trẻ trên 1 tuổi, mũi 2 sau mũi 1 từ 6-12 tháng. Vắc-xin phòng thương hàn: Chỉ định tiêm chủng cho trẻ từ 3-10 tuổi, tiêm 1 liều duy nhất và nhắc lại sau mỗi 3 năm. Vắc-xin phòng tiêu chảy do Rotavirus: Được chỉ định tiêm cho trẻ từ 2-6 tháng tuổi.

Vắc-xin phòng ngừa HPV: Giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung ở bé gái, tiêm cho những bé gái từ 9 - 26 tuổi. Mũi 2 tiêm nhắc lại sau mũi 1 khoảng 2 tháng và mũi 3 tiêm nhắc lại sau 6 tháng. Tổng số liều: 3 mũi.

Khi nào tránh chỉ định tiêm chủng?

Tuy việc tiêm chủng mở rộng rất cần thiết nhưng không phải lúc nào trẻ cũng đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện đúng lịch tiêm chủng 2019. Vẫn có một số trường hợp chống chỉ định và tạm hoãn tiêm chủng cho trẻ với các biểu hiện như sau: Với trẻ sơ sinh, Trẻ sốt trên hoặc bằng 37,5 độ C, Thân nhiệt trẻ hạ dưới hoặc bằng 35,5 độ C, Nghe tim thấy bất thường, tri giác có biểu hiện bất thường (li bì hoặc kích thích, bú kém,...)

vacxin-cho-be2

Cân nặng trẻ dưới 2.000g và có các chống chỉ định khác. Với trẻ trên 1 tuổi, trẻ từng bị sốc, có phản ứng nặng ở lần tiêm chủng trước. Đang mắc các bệnh cấp tính hoặc mạn tính tiến triển. Đang hoặc vừa kết thúc liều điều trị corticoid/gammaglobulin

Trẻ sốt trên hoặc bằng 37,5 độ C. Trẻ hạ thân nhiệt dưới hoặc bằng 35,5 độ C

Nghe nhịp tim bất thường. Nhịp thở nghe phổi bất thường. Tri giác có biểu hiện bất thường và các chống chỉ định khác.

Ánh Thuận

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...