Những nỗ lực ngăn chặn tảo hôn ở Huyện Bắc Trà My - Quảng Nam

Thứ Năm, 19/10/2023 10:22 AM (GMT+7)

Vấn nạn tảo hôn tại các huyện vùng sâu, vùng xa vẫn là thách thức trong công tác dân số. Đến nay, huyện Bắc Trà My đã không còn tình trạng kết hôn cận huyết thống nhưng vẫn tồn tại nạn tảo hôn, đặc biệt là ở các địa phương vùng sâu vùng xa.

Thực tế cho thấy, làm mẹ quá sớm khiến các em gái có thể gặp các nguy cơ lớn cả về sức khỏe và tâm lý, đó còn chưa kể trẻ được sinh ra từ các cặp tảo hôn thường dễ bị mắc các bệnh dị tật bẩm sinh, suy dinh dưỡng. Tình trạng tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang kéo theo nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội, là lực cản sự phát triển kinh tế, xã hội và chất lượng dân số. Thực trạng này đã xuất hiện từ lâu do quan niệm, tập quán lạc hậu song gần đây lại có trường hợp xuất phát từ nhận thức chưa đúng đắn của một số bạn trẻ vùng cao.

Đối với huyện Bắc Trà My của tỉnh Quảng Nam, đây là một trong những huyện vùng sâu vùng xa, và vấn nạn tảo hôn vẫn chưa được chấm dứt tại đây. Những tiếng ru “ầu ơ” giữa ban trưa trong ngôi nhà nhỏ bên kia dòng sông Bui càng khiến người nghe thêm buồn. Người mẹ trẻ với gương mặt non nớt và ánh mắt thơ ngây đang cố gắng ru đứa trẻ vào giấc ngủ. Em N.T.T.N. (sinh năm 2006, xã Trà Bui) đang là học sinh lớp 10, nhưng có thai phải bỏ học giữa chừng về quê lấy chồng và bắt đầu hành trình làm mẹ khi mới 16 tuổi. Chăm một đứa trẻ đã khó khăn, những lúc em bé ốm đau, quấy khóc thì công việc của người mẹ càng vất vả bội phần.

TNB-60883

Chồng của em sinh năm 2004, cũng phải làm chồng, làm bố ở cái tuổi còn quá nhỏ. Hai vợ chồng ở độ tuổi quá non nớt phải cán đáng việc nhà, chuyện mưu sinh khiến cuộc sống càng khó khăn hơn. Em N. chia sẻ: “Em cũng muốn đến trường nhưng mà có con phải nghỉ học. Vất vả lắm nhưng không biết làm sao”.

Cũng tại xã Trà Bui, một hoàn cảnh tảo hôn khác là em Đ.T.P.U. Đang học lớp 8 thì U. có thai dẫn đến bỏ học giữa chừng. Nhận thấy em U. có học lực khá, các thầy cô giáo động viên nhưng em không tiếp tục đến trường vì mặc cảm. Chuyện tình cảm của U. và bạn trai là cha của đứa bé cũng chẳng đến đâu. Đứa con trai bé nhỏ được ông bà ngoại cưu mang, chăm sóc, còn U. phải xuống phố làm nhân viên chạy bàn các quán cà phê, quán ăn để có tiền nuôi con…

Hiện nay trên địa bàn huyện Bắc Trà My vẫn tồn tại nạn tảo hôn, đặc biệt là ở các địa phương vùng sâu vùng xa của huyện. Từ đầu năm 2023 đến tháng 6/2023, có 16 trường hợp tảo hôn.

Bà Đinh Thị Hồng Thủy - Chủ tịch Hội LHPN huyện Bắc Trà My, cho biết Hội LHPN huyện Bắc Trà My đã được giao trách nhiệm về việc tổ chức triển khai thực hiện dự án “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ - trẻ em”. Hội LHPN huyện đã phát động và diễu hành truyền thông xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em, lồng ghép truyền thông giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Hiện nay, dưới sự chung tay của các cán bộ tuyên truyền dân số, con số tảo hôn ở huyện Bắc Trà Mỹ mỗi năm mỗi giảm dần nhưng vẫn còn, vì vậy rất cần sự chung tay tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người dân hiểu và có thể sớm chấm dứt nạn tảo hôn, giúp các em có được một tuổi thơ trọn vẹn.

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...