Những thói quen ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe

Thứ Năm, 09/07/2020 11:24 PM (GMT+7)

Những thói quen ăn uống không đúng cách gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe, dẫn đến sức đề kháng bị suy giảm, nguy cơ mắc bệnh cao, khi mắc bệnh sẽ bị nặng hơn, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

 1. Ăn quá nhanh 

- Lý do: Tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, cơ thể không được hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng và đồng thời cũng gây béo phì.

- Kiến nghị: Ăn càng chậm càng tốt, nếu bạn thực sự thiếu thời gian, hãy hy sinh một chút thời gian của việc ngủ nướng hoặc thời gian xem điện thoại.

photo-1-1601438301796422172613

2. Không ăn sáng 

- Lý do: Làm dạ dày bị tổn thương nặng, khiến bạn không thể tập trung làm việc, cơ thể mệt mỏi.

- Kiến nghị: Bữa sáng càng ngon và hợp khẩu vị càng tốt; đủ lượng và chất lượng; khối lượng nhỏ và năng lượng cao; việc chuẩn bị nên tiết kiệm thời gian và công sức. Bữa sáng cũng cho bạn cơ hội nhận được một số vitamin và chất dinh dưỡng từ thực phẩm lành mạnh như sữa, ngũ cốc và trái cây.

3. Bữa tối quá thịnh soạn 

- Lý do: Dễ gây béo phì. Đồng thời, một bữa tối thịnh soạn tương đối dài cũng có thể khiến bạn mất ngủ.

- Kiến nghị: Nên ăn bữa tối ăn sớm và ăn ít.

photo-1-1601438305458210388861

4. Nghiện cà phê 

- Lý do: Giảm khả năng thụ thai, dễ mắc bệnh tim và giảm hiệu quả công việc

- Kiến nghị: Hãy thử dùng trà, nước trái cây hoặc đồ uống khác để thay thế.

5. Uống quá nhiều rượu 

- Lý do: Uống nhiều hoặc thường xuyên có thể khiến gan bị viêm và sưng tấy do nghiện rượu, đồng thời ảnh hưởng đến hệ sinh sản và tiết niệu.

- Kiến nghị: Uống rượu vang đỏ là tốt nhất. Thời điểm tốt nhất để uống là sau 2 giờ chiều sẽ an toàn hơn. Không nên uống rượu khi bụng đói, trước khi đi ngủ, hoặc xúc động. Không dùng cá muối, xúc xích, thịt xông khói với rượu.

photo-4-16014383054851474605453

6. Ăn nhiều thực phẩm sống

- Lý do: Gây ra các bệnh ký sinh trùng khác nhau.

- Kiến nghị:

+ Uống nước rau tươi và nước hoa quả mỗi ngày.

+ Khi rửa rau nên ngâm với nước sạch, thêm giấm và ít muối.

+ Ăn thực phẩm sống như trái cây trước, sau đó ăn thức ăn nấu chín, sẽ không làm tăng bạch cầu.

+ Không ăn thực phẩm chế biến sẵn, chẳng hạn như thực phẩm đóng hộp và thực phẩm có chất bảo quản, phẩm màu, nguyên liệu hóa học và các chất chế biến khác.

7. Ăn trái cây như một thực phẩm chính 

- Lý do: Cơ thể con người thiếu protein và các chất khác, mất cân bằng dinh dưỡng, thậm chí gây bệnh.

- Kiến nghị: Đầu tiên hãy xem vóc dáng của bạn phù hợp với món gì và không được ăn gì. Sau đó lựa chọn các loại trái cây phù hợp.

Trần Thanh Tùng

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...