789

Những thói quen chị em tưởng tốt mà hại khôn lường

Thứ Hai, 28/10/2019 01:11 PM (GMT+7)

Theo các bác sĩ, thông thường bệnh viêm nhiễm phụ khoa do việc vệ sinh kém hoặc cơ quan sinh dục có vấn đề. Thế nhưng rất nhiều trường hợp bị bệnh lại từ thói quen vệ sinh "quá sạch sẽ" không đúng cách của chị em...

viem-nhiem-phu-khoa

Chưa kết hôn vẫn bị viêm âm đạo

Lập gia đình mới được nửa năm nhưng chị Hà Thị K. (Ba Đình, Hà Nội) đã bị mắc bệnh phụ khoa 4 tháng. Theo lời kể của chị, chuyện quan hệ vợ chồng chỉ suôn sẻ được ít bữa. Không lâu sau khi cưới, mỗi lần "yêu" chồng, chị đều phải cố gồng mình chịu đau, rát. Không chỉ như vậy, tình trạng ngứa ngáy khó chịu xuất hiện ngay cả những lúc đang ở công sở khiến công việc của chị bị ảnh hưởng không nhỏ.

Nghe bạn bè tư vấn, chị Nguyệt tự đi mua viên đặt âm đạo vì cho rằng mình đã bị viêm nhiễm. Tình trạng bệnh vẫn không giảm khiến chị vô cùng hoang mang. Đến phòng khám sản khoa, chị được bác sĩ cho biết đã nhiễm vi nấm - loại bệnh thường thấy ở phụ nữ mắc bệnh phụ khoa. Tuy chị đã mua thuốc đặt đúng nhưng việc chữa đơn phương một mình đã khiến bệnh không thuyên giảm.

Trần Thị H., năm nay 21 tuổi, đang là sinh viên đại học ở Hà Nội. Cách đây vài tháng, H phát hiện khí hư của mình rất khác thường, không những ra rất nhiều, mà còn ngứa ngáy và có mùi khó chịu.

Tuy nhiên, cô nghĩ mình là một sinh viên, chưa có gia đình chắc không bị vấn đề về bệnh phụ khoa , mặt khác cô cũng thấy xấu hổ nên không đến bệnh viện kiểm tra. H chỉ ra cửa hiệu thuốc mua dung dịch vệ sinh về rửa, mỗi ngày cô đều chăm chỉ rửa vùng kín, hi vọng tình trạng có chuyển biến. Tuy nhiên, tình hình không tốt như cô nghĩ, tình trạng bệnh không những không có chuyển biến, mà còn nghiêm trọng hơn. Không còn cách nào cô đành phải đến bệnh viện để kiểm tra. Sau khi kiểm tra, bác sĩ thông báo cô bị viêm âm đạo. H. hỏi bác sĩ: Cô chưa kết hôn, tại sao lại bị viêm âm đạo?

Bác sĩ Trần Văn Hùng – Nguyên giảng viên bộ môn Sản trường Đại học Y Hà Nội - Bệnh viện Đa khoa An Việt cho biết có 4 nguyên nhân chính dẫn đến viêm phụ khoa ở chị em phụ nữ:

Thứ nhất: Do yếu tố nội tiết tố bị mất cân bằng, kinh nguyệt không đều, phụ nữ trong quá trình mang thai hoặc đang ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh…

Thứ hai: Một số phụ nữ do mang trong mình tâm lý căng thẳng, lo lắng kéo dài cộng với sức đề kháng yếu cũng rất dễ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Thứ ba: Những bệnh nhân hay có thói quen mặc quần lót chật, không thoải mái, vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt, không khô thoáng, hoặc có vệ sinh nhưng không được sạch sẽ. Một số phụ nữ có thói quen thụt, rửa âm đạo một cách bừa bãi cũng dễ bị mắc bệnh này.

Thứ tư: Trong quá trình sinh hoạt (cụ thể là bơi lội) có tắm chung hoặc dùng chung với những người đã mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa hay do thực hiện quá trình tiểu phẫu, giải phẫu và can thiệp vào vùng kín bằng các dụng cụ bên ngoài nhưng không đảm bảo vệ sinh cũng gây nên bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới.

Ngoài ra, ở nhiều trường hợp nữ giới bị mất cân bằng độ PH cũng là nguyên nhân chính gây nên các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Mang bệnh vào người vì sạch sẽ không đúng

Cầm phiếu kết quả khám trên tay, chị N.T.T (Hà Nội) không giấu được vẻ thắc thỏm, lo âu. Lấy chồng hơn 1 năm nay mà chị chưa có tin vui. Nguyên nhân cũng chỉ vì sự sạch sẽ thái quá của chị. Chị kể, vì luôn có cảm giác không được sạch sẽ ở vùng kín nên chị thường xuyên thụt rửa, lau sâu bên trong âm đạo sau mỗi lần đi vệ sinh. Đều đặn chằn chặn ngày 2 lần dùng xà phòng, sữa tắm để rửa. Khi "đến tháng", chị cẩn thận ngâm mình trong bồn tắm để mọi thứ "bẩn" ra hết. Chị không nghĩ rằng vì sạch quá vậy mà lại bị viêm nhiễm phụ khoa.

Theo BS sản khoa Lê Thị Kim Dung, viêm nhiễm sinh dục là bệnh thường gặp ở phụ nữ. Sự hiểu biết về sức khỏe còn nhiều hạn chế ở các nước đang phát triển như nước ta. Tỷ lệ viêm âm đạo - cổ tử cung lên tới gần 80%. Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh thường gặp để lại những hậu quả rất xấu cho người bệnh như: viêm nội mạc tử cung, viêm phần phụ, chửa ngoài tử cung, viêm tắc vòi trứng, vô sinh, ung thư cổ tử cung...

Vì tâm lý ngại nên ít chị em đi khám phụ khoa, trong khi các dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm âm đạo chị em lại không nhận ra do phát triển âm thầm, đến lúc phát hiện bệnh đã trở nặng. Những dấu hiệu chị em có thể nhận ra viêm nhiễm như ra khí hư bất thường, đặc biệt khí hư ra nhiều hơn khi sắp tới chu kỳ kinh nguyệt; ngứa rát âm hộ, âm đạo; xuất hiện mùi hôi khó chịu, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục, mùi nặng hơn. Ngoài ra, người bệnh cảm thấy đau khi quan hệ tình dục, đau buốt khi đi tiểu...

Những thói quen chị em tưởng tốt mà hại khôn lường

Theo các bác sĩ, thông thường bệnh viêm nhiễm phụ khoa do việc vệ sinh kém hoặc cơ quan sinh dục có vấn đề. Thế nhưng rất nhiều trường hợp bị bệnh lại từ thói quen vệ sinh "quá sạch sẽ" không đúng cách của chị em. Những thói quen nhiều chị em đang làm dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa mà không biết như:

- Lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày:

Điều này không khiến vùng kín thơm tho mà lại tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển.

- Thụt rửa âm đạo sâu:

Nhiều người lầm tưởng phải thụt rửa âm đạo thật sâu mới sạch sẽ. Nhưng điều này lại gây mất cân bằng hệ sinh lý vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi tăng sinh gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Hơn thế nữa, chị em dùng vòi xịt xối thẳng vào âm đạo lại vô tình đẩy ngược vi khuẩn lên trên tử cung, gây viêm loét và có thể dẫn tới tắc ống dẫn trứng, gây vô sinh.

- Dùng xà phòng để vệ sinh âm hộ:

Nhiều chị em đi khám biết bị nấm do vệ sinh kém, liền "cải cách" dùng xà phòng có mức sát khuẩn cao rửa liên tục trong ngày. Độ pH ở vùng kín được suy trì ổn định bảo vệ "vùng kín" trước sự tấn công của vi khuẩn có hại. Hình thức này vô tình rước bệnh thêm.

- Dùng chung khăn bông:

Dù khăn bông sạch nhưng nếu dùng xong không được giặt, khử trùng, phơi khô trong khi để ở môi trường nhà vệ sinh độ ẩm cao là nguồn lây bệnh rất lớn. Nếu như cả nhà dùng chung khăn, nguy cơ lây nhiễm càng cao.

- Tự ý mua thuốc:

Khi có tình trạng ngứa, rát, vì ngại đi khám phụ khoa, chị em tự đặt thuốc kháng sinh, kháng khuẩn vô tội vạ, khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

- Lạm dụng nước muối vệ sinh vùng kín:

Nhiều chị em, nhất là ở các vùng nông thôn vẫn có thói quen dùng nước muối để vệ sinh vùng kín hàng ngày. Tuy nhiên, nước muối là nước sạch nhưng cũng không nên dùng nước muối tự pha. Chúng ta khó kiểm soát được nồng độ, chất lượng, chưa kể đến việc nó có thể gây ra sự thay đổi môi trường âm đạo.

Các chuyên gia khuyến cáo, vệ sinh vùng kín luôn được khuyến khích, tuy nhiên sạch phải đi kèm với an toàn không nên sạch một cách thái quá. Thay vì tự dùng nước muối pha chị em nên sử dụng sản phẩm pha sẵn của những nhà sản xuất có uy tín.

Những sản phẩm chuyên dùng để vệ sinh vùng kín, ngoài thành phần muối còn bổ sung thêm các chất khác như dưỡng da, khử mùi… để vừa làm sạch, vừa khử mùi lại bảo vệ niêm mạc vùng kín. Khi sử dụng bất cứ sản phẩm gì nên tham khảo chỉ dẫn của nhân viên y tế, đọc kỹ thành phần của sản phẩm.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...