789

Những vấn đề có thể gặp khi sinh mổ

Thứ Hai, 22/06/2020 02:11 PM (GMT+7)

Tuy mổ đẻ tránh cho người mẹ những cơn đau khi sinh nở nhưng sau đó lại làm sản phụ đau đớn hơn nhiều so với cách sinh thường. Mổ đẻ còn có thể gây dính ruột, tắc ruột, sẹo tử cung, khiến lần mang thai sau dễ gặp tai biến do nứt sẹo.

mo-de

Mổ đẻ là gì?

Mổ đẻ hay mổ lấy thai là một phẫu thuật thông thường hay gặp trong sản khoa nhằm lấy thai nhi, nhau, màng ối bằng một vết mổ qua thành bụng và thành tử cung còn nguyên vẹn.

Mổ lấy thai chỉ tiến hành khi việc đẻ tự nhiên theo đường âm đạo không bảo đảm an toàn cho mẹ hoặc con, hoặc cho cả mẹ và con.

Mổ lấy thai không bao gồm việc mổ bụng lấy một thai ngoài tử cung nằm trong ổ bụng, hay lấy một thai đã rơi một phần hay toàn bộ vào trong ổ bụng do vỡ tử cung.

Lợi ích, tác hại của việc sinh mổ

Giảm sự đau đớn khi lên cơn đau đẻ. Chủ động được thời điểm để con chào đời theo ý muốn.

Giảm được nguy cơ tử vong cho cả mẹ và con trong các trường hợp bất khả kháng do thai nhi quá to, sức khỏe bà mẹ quá yếu không ổn định, bà mẹ bị huyết áp cao, bà mẹ bị yếu tim …

Những tai biến có thể gặp phải trong mổ lấy thai

Về phía mẹ

Tai biến gần:

- Nhiễm trùng: có thể bị nhiễm trùng vết mổ, tiết niệu, phổi. Thường gặp là nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng ối gây viêm phúc mạc có thể dẫn đến cắt tử cung trong thời gian hậu phẫu.

- Tai biến do phẫu thuật như chạm phải các cơ quan lân cận (bàng quang, ruột), khâu phải niệu quản, rò bàng quang – tử cung, rò bàng quang – âm đạo.

- Chảy máu do chạm phải động mạch tử cung, đờ tử cung tăng nhiều hơn khi gây tê, mê để mổ; chảy máu do rách thêm đoạn dưới.

- Liệt ruột, bung vết mổ, thoát vị thành bụng.

- Xuất huyết nội, thuyên tắc tĩnh mạch, huyết khối.

- Tử vong cho mẹ.

- Các tai biến do gây mê – hồi sức.

Tai biến xa:

- Dính ruột, tắc ruột. Tắc ống dẫn trứng gây vô sinh thứ phát.

- Lạc nội mạc tử cung.

-  Sẹo trên thân tử cung có thể bị nứt trong những lần có thai sau (nứt khi chưa vào chuyển dạ hoặc khi đã vào chuyển dạ).

- Ngoài ra, trong những lần có thai sau, khả năng sẽ phải mổ lại tăng và nếu sinh ngã âm đạo phải giúp sinh bằng giác hút hoặc forceps để giảm nguy cơ nứt vỡ tử cung, … 

Về phía con

– Thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc mê.

– Bị chạm thương trong khi phẫu thuật.

– Hít phải nước ối: Trẻ sơ sinh hít phải nước ối có nguy cơ suy hô hấp nặng và đe dọa tính mạng do sự can thiệp khi mẹ chưa chuyển dạ, nhất là trẻ được can thiệp sinh mổ ở thời kỳ thai gần đủ tháng (khoảng 37 tuần).

– Tử vong chu sinh (trong vòng 28 ngày sau khi sinh) ở trường hợp mổ lấy thai cao hơn so với sinh thường.

Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tỉ lệ mổ lấy thai tốt nhất chỉ nên dưới 15%, và nếu không vì lý do y khoa thì không được mổ lấy thai trước 39 tuần. Tỉ lệ mổ lấy thai vượt trên 15% sẽ xảy ra nhiều tai biến hơn cho mẹ và con. Vì vậy cần cân nhắc khi mổ lấy thai. Chỉ nên sử dụng khi cuộc sinh ngả âm đạo có nguy cơ ảnh hưởng đến mẹ và con.

Đào Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...