Những nguyên tắc giúp vết mổ đẻ không đau, nhanh lành và không để lại sẹo

Chủ Nhật, 07/07/2019 07:01 PM (GMT+7)

Việc chăm sóc sản phụ đẻ mổ sau sinh là rất quan trọng. Để vết mổ không đau, nhanh lành và không để lại sẹo, cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

1. Vệ sinh vết mổ đúng cách

Vết mổ đẻ thường được các bác sỹ sản khoa khâu thẩm mỹ bằng chỉ tiêu hoặc chỉ rút sau 5-7 ngày. Vệ sinh vết mổ như thế nào quyết định trực tiếp đến việc vết sẹo có nhanh liền hay không, có để lại sẹo lớn hay không.

Thời gian 48 tiếng sau mổ, nhân viên y tế sẽ tháo gỡ băng, vệ sinh và đánh giá vết mổ. Nếu vết mổ khô, không có biểu hiện sưng đau hay chảy dịch thì sẽ để hở hoàn toàn vết mổ không cần băng kín.

Lúc này sản phụ cần chú ý không để da vùng vết mổ và xung quanh bị vấy bẩn. Sản phụ có thể tắm bằng nước sạch sau đó dùng gạc để thấm khô vùng vết mổ mộ cách nhẹ nhàng

Bệnh nhân sẽ lưu viện 4-5 ngày sau mổ. Thời gian sau khi xuất viện về nhà, bệnh nhân có thể tắm bình thường bằng sà phòng tắm, sau đó dung khăn sạch để thấm khô vùng vết mổ. Tránh sờ tay nhiều lần vào vết mổ, tránh gãi nếu da vết mổ có phản ứng ngứa.

sinhmo

2. Vận động điều độ

Hiện nay các sản phụ được khuyến cáo là nên vận động sớm sau mổ để tăng lưu thông toàn hoàn giúp vết mổ nhanh liền và chống dính ruột. Điều này sẽ đẩy nhanh quá trình phục hồi của bạn. Nhưng, nên làm nó từ từ, bạn không đặt quá nhiều áp lực cho cơ thể.

Qua ngày thứ 3, sản phụ sẽ tập vận động đi lại quanh phòng và sinh hoạt gần như bình thường.Hết thời gian hậu sản, từ 4 - 6 tuần, sản phụ hồi phục sức khỏe và tham gia các bài tập thể dục trở lại bình thường.

3. Đi khám nếu vết mổ khi có dấu hiệu bất thường

Rất nhiều trường hợp vết mổ bị cứng, ấn tay thấy đau. Tuy nhiên, mẹ không cần lo lắng, đó chỉ là do chỉ khâu chưa tiêu hết. Chỉ khi vết mổ có các dấu hiệu bất thường, các mẹ sinh mổ mới cần đi khám bác sĩ.

4. Chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng giúp sản phụ sớm phục hồi sức khỏe cũng như có nhiều sữa cho con bú. Cần đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng, cân đối giữa các nhóm thực phẩm, ăn chín, uống sôi. Lượng thức ăn nên vừa phải, không nên ăn quá no.

5. Chăm sóc vùng sẹo bằng cách dưỡng da

 Thoa kem dưỡng da chống sẹo theo chỉ định của bác sĩ:

Tùy theo cơ địa, hiện trạng của vết mổ mà bác sĩ sẽ kê đơn kem dưỡng da kèm theo thuốc bôi để giúp vết mổ mau lành, tránh sẹo lồi.Không nên thoa kem bằng tay mà nên dung tăm bông sạch để bôi kem lên vùng da vết mổ. 

6. Đừng mang vác nặng

Không bao giờ nhấc bất cứ vật gì nặng trong giai đoạn này, vì nó sẽ gây áp lực lên các cơ. Tránh vận động mạnh một vài tuần sau khi xuất viện vi lúc này cơ quan nội tạng của bạn vẫn đang cần thời gian phục hồi.

7. Tránh quan hệ tình dục

Ngay cả khi bác sĩ của bạn chỉ cần kiêng trong 40 ngày đầu tiên, nhưng bạn nên dựa vào tình trạng thực tế của mình để kiêng cữ. Nói chuyện với chồng của bạn trên phương diện này và chắc chắn rằng cả hai đều hiểu rõ.

8. Nằm ngủ thoải mái

Bạn có thể nằm bất cứ tư thế nào thoải mái nhất để ngủ. Các tế bào sẽ hoạt động để chữa trị vết thương khi bạn nghỉ ngơi nên giấc ngủ rất quan trọng.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....