789

Nổi mề đay, mẩn ngứa khi mang thai: Những điều cần lưu ý

Chủ Nhật, 19/04/2020 02:26 PM (GMT+7)

Mề đay mẩn ngứa trong thai kỳ là bệnh da liễu khiến thai phụ rất khó chịu vì ngứa ngáy, mặc dù bệnh không làm ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe nhưng lại làm thai phụ mất tự tin và mất thẩm mỹ

man-ngua-khi-mang-thai

Nổi mẩn ngứa ở thai phụ được chia thành hai nhóm:

Nhóm bệnh về da thông thường

Thai phụ có thể nổi mề đay, mẩn ngứa do các tác nhân gây dị ứng như thời tiết thay đổi, thức ăn, nhiễm khuẩn, căng thẳng...

Các nốt mẩn ngứa xuất hiện trên da do phản ứng miễn dịch của cơ thể. Khi thai phụ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng, lập tức cơ thể sẽ xảy ra phản ứng miễn dịch qua tế bào trung gian. Các chuỗi phản ứng này sẽ giải phóng histamine trong da khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy. Nổi mẩn ngứa trong trường hợp này thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Nhóm bệnh da liễu do thai kỳ

Bệnh do căng vùng da bụng: Vào ba tháng cuối thai kỳ, khi bụng căng lớn, mề đay, mẩn ngứa xuất hiện tại các vết rạn trên da bụng. Ban đầu, chỉ là các ban mề đay nhỏ, màu đỏ. Các ban này liên kết tạo thành đám mề đay lớn, đôi khi có mụn nước. Sau vài tuần, các đám ban có thể lan đến đùi, mông, ngực, cánh tay, lưng... và gây ngứa. Bệnh thường tự khỏi sau khi sinh.

Điều trị: Bôi thuốc mỡ hoặc kem steroide để hạn chế ngứa và ngăn thương tổn lan rộng.

Bệnh mẩn ngứa nang lông: Khởi phát vào ba tháng giữa thai kỳ, biểu hiện là các nốt màu đỏ nhỏ, không có mủ, thường nổi ở vai, nửa lưng trên, cánh tay, ngực, bụng,... Bệnh thường tự khỏi sau khi sinh khoảng 2-3 tuần.

Điều trị: Dùng thuốc bôi hoặc thuốc uống để trị ngứa hiệu quả.

Bệnh Pemphigoide (PG): Có thể xuất hiện trong ba tháng giữa và ba tháng cuối của thai kỳ. Bệnh thường bắt đầu với triệu chứng ngứa dữ dội, sau đó hình thành những mảng đỏ và cứng ở vùng da quanh rốn. Sau 2-4 tuần, mảng đỏ lan rộng, xung quanh có các mụn nước và mủ. Các thương tổn sẽ lan rộng ra lưng, mông, cánh tay, bàn tay và bàn chân.

Bệnh có thể khiến trẻ sau khi sinh dễ mắc chứng phát ban. Tuy nhiên, các ban ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện trong thời gian ngắn và có thể tự khỏi.

Điều trị: Trường hợp nhẹ, bệnh có thể điều trị bằng cách bôi kem hoặc thuốc trị ngứa. Trường hợp nặng, thai phụ phải uống thuốc steroide mới kiểm soát được bệnh.

Tình trạng nổi mẩn, ngứa ở phụ nữ mang thai có nhiều nguyên nhân, rất khó xác định đúng bệnh nếu chỉ thông qua triệu chứng bên ngoài mà không đến khám tại chuyên khoa da liễu. Có những bệnh không ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi nhưng có trường hợp gây nguy hiểm.

Việc sử dụng kem steroide và kháng histamin phải có ý kiến của bác sĩ. Một số loại kháng histamin chỉ sử dụng được trong một thời gian nhất định của thai kỳ, nếu dùng không đúng có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Mề đay mẩn ngứa trong thai kỳ là bệnh da liễu khiến thai phụ rất khó chịu vì ngứa ngáy, mặc dù bệnh không làm ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe nhưng lại làm thai phụ mất tự tin và mất thẩm mỹ khi thai phụ cứ liên tục gãi và những vết ngứa sẽ trầy xước, thâm đen rất mất thẩm mỹ. Người phụ nữ trong thai kỳ vẫn có thể bôi thuốc để giảm ngứa theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuy nhiên tuyệt đối không tự ý mua thuốc về tự bôi vì có thể khiến bệnh nặng thêm.

Nguyên nhân gây nổi mề đay khi mang thai

Nguyên nhân gây nổi mày đay ở phụ nữ mang thai chủ yếu là do những thay đổi nội tiết gây ra trong thai kỳ ảnh hưởng phần nào đáng kể trên da. Sự thay đổi nội tiết này làm ảnh hưởng đến nồng độ estrogen, progesterone hiện diện trong huyết tương và nhiều loại androgen.

Bệnh không liên quan đến tiền sản giật, sản giật hay các bệnh rối loạn tự miễn, các bất thường về hormone hay những bất thường khác về thai nhi.

Ngoài ra, còn có thể có những nguyên nhân sau:

Do thực phẩm: đồ ăn, thức uống, gia vị thường gây dị ứng như: Sò, nghêu, cua, ghẹ, cá biển. Các loại sôcôla, sữa, bơ, pho mát… Cũng là thực phẩm không hợp khẩu vị với một số người. Nhóm thực vật có dưa gang, dưa tây, cà chua, trái dâu, kể cả hành, tỏi.Ô nhiễm: các ổ nhiễm trùng, nhiễm nấm tiềm tàng thường gây bệnh mề đay mãn tính.

Môi trường: Các loại bụi nhà, bụi phấn hoa, bụi lông thú và các loại ký sinh trùng.

Thuốc men: Một số nhóm thuốc dưỡng thai đang sử dụng có thể không hợp với thể trạng của thai phụ nên dẫn đến tình trạng nổi mề đay khi mang thai.

Tăng cân nhanh chóng: Tình trạng tăng cân quá mức, da thiếu độ ẩm khiến da bị căng và rạn nứt dẫn đến tình trạng ngứa khắp cơ thể.

Yếu tố khác: Cảm xúc, thay đổi nhiệt độ, áp lực cọ xát do quần áo chật bó… Cũng có thể làm nổi mề đay.

Để nhanh chóng khỏi bệnh và phòng bệnh mề đay khi mang thai, các mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:

Thận trọng khi dùng thuốc: Khi thấy nổi mày đay khi dùng một loại thuốc trị bệnh nào đó cần phải ngừng ngay.

Vệ sinh sạch sẽ cơ thể hàng ngày.

Tránh tắm quá nóng sẽ làm khô da và ngứa.Tránh chà xát hoặc sử dụng các loại xà phòng, hóa chất độc hạiLàm mát khu vực bị nổi mẩn bằng vòi sen, quạt, vải mát hoặc kem dưỡng da loại nhẹ

Lập danh sách khi nào và ở đâu bệnh xuất hiện, lúc đó bạn đang làm gì, ăn gì… Điều này có thể giúp bạn và bác sĩ xác định chính xác yếu tố gây bệnh

Tránh các thức ăn, đồ uống gây dị ứng.Mặc trang phục rộng rãi, mềm mại tránh cọ xát vào da.

Ngô Thị Hồng Duyên

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...