Quy trình Khám sức khỏe tiền hôn nhân: Bạn đã biết?

Chủ Nhật, 20/09/2020 02:32 PM (GMT+7)

Hiện nay, khi nền y tế của nước ta đã phát triển tốt hơn, ý thức chăm sóc sức khỏe được nâng cao thì nhu cầu khám tiền hôn nhân cũng nhờ đó mà cải thiện rõ rệt. Theo đó, khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm khám những gì và quy trình ra sao là điều mà các cặp đôi rất quan tâm.

 

Khám sức khỏe tiền hôn nhân là việc làm giúp đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của những cặp đôi sắp kết hôn, phát hiện những vấn đề bất thường về sức khỏe của bản thân và những rủi ro cho con cái trong tương lai. Hiện nay, khi nền y tế của nước ta đã phát triển tốt hơn, ý thức chăm sóc sức khỏe được nâng cao thì nhu cầu khám tiền hôn nhân cũng nhờ đó mà cải thiện rõ rệt. Theo đó, khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm khám những gì và quy trình ra sao là điều mà các cặp đôi rất quan tâm.

Theo Quyết định số 25/QĐ-BYT ngày 07/01/2011 của Bộ Y tế Ban hành “Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân”, sau khi tiếp nhận hồ sơ và hoàn thiện các thủ tục hành chính, cơ sở y tế thực hiện việc khám sức khỏe tiền hôn nhân sẽ tiến hành các bước thăm khám sau:a. Khám thể lực: Đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số BMI, mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở.

b. Khám lâm sàng theo các chuyên khoa.

b1. Đối với nữ giới

- Khám phát hiện các dấu hiệu cơ năng: hỏi tiền sử về các bệnh nội, ngoại; đặc biệt tiền sử về sản khoa, phụ khoa.

- Khám vú, khám bộ phận sinh dục ngoài: lông mu, âm hộ, môi lớn, môi bé, màng trinh, tính chất dịch âm đạo.

- Thăm khám âm đạo (bao gồm cả lấy dịch âm đạo để xét nghiệm) chỉ thực hiện khi có yêu cầu chuẩn đoán xác định và phải được sự đồng ý của khách hàng.

b2. Đối với nam giới

- Khám phát hiện các dấu hiệu cơ năng: hỏi tiền sử về các bệnh nội, ngoại; đặc biệt tiền sử về chấn thương, viêm tinh hoàn, bệnh LTQĐTD sự xuất tinh, sự cương cứng của dương vật.

- Khám bộ phận sinh dục (bao gồm cả lấy dịch niệu đạo để xét nghiệm): tinh hoàn, dương vật, lông mu và thăm khám trực tràng khi cần thiết.

b3. Khám cận lâm sàng

- Chụp X quang tim, phổi.

- Xét nghiệm máu: Công thức máu, huyết sắc tố, đường máu.

- Xét nghiệm nước tiểu: Đường, protein, tế bào.

- Soi tươi dịch âm đạo và dịch niệu đạo.

Trường hợp nghi ngờ, hướng dẫn tiếp tục khám chuyên khoa sâu để xác định bệnh và hướng dẫn điều trị.

Căn cứ vào kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ kết luận thực trạng sức khỏe của nam, nữ chuẩn bị kết hôn. Trường hợp kết quả bình thường, cặp đôi có thể yên tâm kết hôn.

Với trường hợp nghi ngờ có bệnh, cơ sở y tế sẽ tư vấn cho các cặp đôi tiếp tục làm xét nghiệm chẩn đoán xác định.

Trường hợp có chẩn đoán xác định: Cặp đôi sẽ được tư vấn cách phòng tránh, điều trị.

Thanh Huyền

Ngô Thị Hồng Duyên

Cùng chuyên mục

Dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Ở Việt Nam, tình trạng mắc sốt xuất huyết không ổn định, các đợt cao điểm thường vào khoảng tháng 6 đến...

Vì sao cần tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ trong 24h sau sinh?

Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B cao. Một trong những đường lây truyền nguy hiểm nhất của...

Tập huấn và nâng cao năng lực cho cán bộ an toàn vệ sinh thực phẩm

Vấn đề vệ sinh thực phẩm phải luôn được quan tâm không chỉ của các cán bộ mà còn toàn dân.

Kiểm tra và giám sát nghiêm ngặt các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập tỉnh Thanh Hóa

Hiện nay, các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập tỉnh Thanh Hóa xuất hiện nhiều và cần chú ý về chất...