Sử dụng thuốc giảm đau trong ngày "đèn đỏ": Ngưng cơn đau tạm thời nhưng để hậu quả lâu dài

Thứ Sáu, 31/05/2019 06:12 AM (GMT+7)

Việc sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên trong ngày đèn đỏ có thể làm ngưng cơn đau tạm thời nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ.

dau-bung-kinh

Đau bụng kinh là một triệu chứng thường gặp của chị em phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt. Biểu hiện của đau bụng kinh là những cơn đau dữ dội kéo dài, âm ỉ ở phần bụng dưới, có thể bị tụt huyết áp, buồn nôn và tiêu chảy. Việc sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên trong ngày đèn đỏ có thể làm ngưng cơn đau tạm thời nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ.

Nguyên nhân đau bụng kinh

Đau bụng kinh chia làm hai loại: Đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Đau bụng kinh nguyên phát: thường gặp ở những bạn gái mới bước vào tuổi dậy thì và kéo dài khoảng 2 - 3 năm. Nguyên nhân có thể là do sự co thắt quá mức của cơ trơn tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài hoặc ở một số bạn gái cổ tử cung quá hẹp, tử cung ở vị trí không bình thường đều có thể gây đau bụng kinh.

Đau bụng kinh thứ phát có nhiều nguyên nhân gây ra như: lạc nội mạng tử cung, mắc các bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, u sơ tử cung, u nang cơ tử cung, đặt vòng tránh thai... cũng có thể gây đau bụng kinh. Ngoài ra, yếu tố di truyền từ mẹ sang con: các nghiên cứu cho thấy những bà mẹ bị đau bụng kinh thì con gái cũng sẽ có khả năng bị đau bụng kinh cao hơn. Yếu tố thần kinh, tinh thần bất ổn do các bạn gái quá nhạy cảm với những cơn đau trước đó mang lại.

Hàm lượng chất prostaglandin (PG) trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung tăng cao cũng là nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh. Vận động mạnh, cơ thể bị ướt lạnh, ô nhiễm môi trường như khí thải của các nhà máy công nghiệp, mùi của các chất hóa học như xăng, dầu... Ăn thực phẩm quá lạnh cũng là nguyên nhân gây ra đau bụng kỳ kinh nguyệt.

Những tác hại khi sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên mỗi kỳ "đèn đỏ"

Khi bị đau bụng kinh, nhiều chi em phụ nữ thường lựa chọn uống thuốc giảm đau như một thói quen để làm giảm cơn đau nhanh nhất và tiện lợi nhất. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc lâu dài sẽ gây ra rất nhiều tác dụng phụ như:

Chính vì chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời nên nhiều bác sỹ đã kê cho bệnh nhân những thuốc giảm đau hạng nặng như hydrocodone trong những trường hợp đau mãn tính hoặc đau kéo dài. Những loại thuốc giảm đau này sẽ có nguy cơ gây nghiện vì có chứa chất an thần, người nào sử dụng thường xuyên sẽ bị phụ thuộc vào thuốc.

Nó có thể tạm thời giảm triệu chứng đau bụng nhưng sẽ che lấp các biểu hiện của những căn bệnh phụ khoa nguy hiểm khiến bạn không thể thăm khám và chữa trị kịp thời.

Thuốc giảm đau làm tăng huyết áp Theo một nghiên cứu gần đây của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nếu phụ nữ sử dụng những loại thuốc giảm đau không chứa Aspirine sẽ tăng khả năng bị cao huyết áp gấp hai lần. Riêng Aspirine thì chưa có bằng chứng gây cao huyết áp ở phụ nữ.

Nguy cơ tổn thương gan khi sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên

Những loại thuốc giảm đau chứa paracetamol có thể làm tổn thương gan một cách nghiêm trọng nếu dùng sai cách.

Sử dụng thuốc giảm đau làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn Hiện nay, mặc dù chưa có nghiên cứu chính thức chứng minh uống thuốc giảm đau bụng kinh là nguyên nhân trực tiếp gây vô sinh hiếm muộn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá nhiều thuốc giảm đau, sẽ gây ra rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết tố dễ dẫn đến viêm phụ khoa, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, từ đó làm tăng nguy cơ gây vô sinh hiếm muộn.

Bên cạnh đó, những loại thuốc giảm đau thường gây ra tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, nhiễm độc gan, suy thận, sỏi thận... ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, tuyệt đối không tự ý mua thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí là tử vong do sốc thuốc.

Thay vì uống thuốc giảm đau ngày “đèn đỏ”, bạn có thể tham khảo một số cách giảm đau bằng các biện pháp như: Bạn nên nghỉ ngơi và tránh lao động nặng nhọc ngày đèn đỏ, giữ ấm bụng, dùng túi chườm nóng để chườm bụng, không ăn đồ lạnh vào những ngày gần kinh nguyệt và khi bị kinh nguyệt. Tránh quan hệ trong ngày "đèn đỏ" để giảm thiểu các tác hại sức khỏe và giảm nguy cơ viêm nhiễm, tránh bia rượu và các chất kích thích. Uống đủ 2,5l nước mỗi ngày, bổ sung vitamin, tập luyện các bài tập yoga và nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ đánh giá mức độ, nguyên nhân và làm căn cứ điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm gây vô sinh hiếm muộn, ung thư…

Cách giảm đau bụng kinh nhanh và hiệu quả nhất

1. Chườm túi nóng: Khoa học đã chứng minh đặt túi chườm nóng lên bụng hoặc bụng dưới khoảng một tiếng sẽ có hiệu quả tương tự như thuốc giảm đau.

2. Uống nước ấm: Nước ấm cũng có tác dụng như túi chườm nóng. Một cốc nước ấm khoảng 250 ml giúp các cơ bụng được thả lỏng.

3. Ăn thực phẩm giàu canxi và magiê: Các chất khoáng này - có nhiều trong các loại rau lá xanh, bơ, yogurt và chocolate đen - là "thuốc" giãn cơ tự nhiên cho tử cung.

4. Ăn chuối: Theo một số nghiên cứu, thiếu kali có thể là nguyên nhân gây đau bụng ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Trong khi đó, chuối là một trong những thực phẩm dồi dào kali.

5. Đi bộ nhanh: Hoạt động ở cường độ nhanh giúp cơ thể bơm thêm máu và giải phóng endorphin giúp bạn đương đầu với các cơn đau hiệu quả.

6. Uống trà thảo dược: Trà bạc hà, gừng hoặc hoa cúc chamomile là những thức uống có tác dụng làm giảm cơn đau bụng. Điều duy nhất bạn cần nhớ đó phải là một cốc trà nóng, bốc hơi.

7. Dứa và nước ép cà rốt: Dứa có thể giúp loại bỏ cơn đau bụng kinh do số lượng bromelain cao, một loại enzyme có tác dụng làm dịu cơn đau. Mặt khác, cà rốt có thể giúp bình thường hóa lưu lượng máu, giúp giảm đau kinh nguyệt và khiến bạn bớt mệt mỏi trong những ngày "đèn đỏ".

8. Tắm nước nóng: Với đau bụng kinh, nhiệt độ có tác động khá sâu sắc. Bên cạnh việc uống nước, trà nóng, chườm bụng, bạn cũng có thể tìm thấy những phút giây thoải mái dưới làn nước nóng.

9. Massage: Nếu không thích châm cứu, bạn có thể đi massage nhẹ nhàng để cải thiện việc lưu thông máu, giúp giảm cơn đau.

10 Uống vitamin tổng hợp: Vitamin A, C và E có khả năng giảm các cơn đau bụng kinh và cải thiện tâm trạng.

Duyen

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...