Sử dụng trái cây phù hợp cho phụ nữ mang thai

Thứ Sáu, 07/10/2022 05:09 PM (GMT+7)

Các loại quả rất giàu vitamin, dưỡng chất và luôn cần thiết cho mỗi mẹ bầu. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại trái cây đều phù hợp với phụ nữ mang thai. Chính vì thế, việc tìm hiểu những loại trái cây tốt cho bà bầu là điều vô cùng cần thiết.

Lợi ích của việc sử dụng trái cây trong quá trình mang thai 

Khi bạn mang thai, điều quan trọng mà bà bầu nên lựa chọn ăn thức ăn bổ dưỡng và tránh các loại thực phẩm có chứa calo rỗng. Trên thực tế, nếu bạn thường xuyên ăn đồ ăn vặt trong suốt thời kỳ mang thai, bạn có thể khiến con mình yêu thích chất béo và đường suốt đời. Trái cây và rau quả thuộc nhóm thực phẩm có chứa chất dinh dưỡng khá phong phú. Khi bạn bổ sung nhiều loại thực phẩm vào chế độ ăn uống của mình, bạn có thể sẽ nhận được hầu hết các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ mà bạn và con bạn cần. Ăn trái cây và rau quả cũng giúp ngăn ngừa táo bón, một triệu chứng phổ biến khi mang thai và đưa bạn đến một lối đi dành cho nông sản và bạn sẽ không hối tiếc.

Các loại trái cây tốt cho 3 tháng đầu thai kì

Đây là thời điểm cơ thể của phụ nữ có sự thay đổi nhiều nhất, chính vì thế, mẹ bầu cần được bổ sung nhiều dưỡng chất, nhất là những loại vitamin từ trái cây để giúp chị em tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật, đồng thời tạo tiền đề phát triển vững chắc cho thai nhi. Cụ thể, chị em nên bổ sung những thực phẩm sau: 

- Quả lựu: Lựu nằm trong nhóm thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng khác đều có lợi cho phụ nữ mang thai, như vitamin K, vitamin B9, sắt, canxi và chất xơ. Cụ thể, sắt phòng ngừa bệnh thiếu máu và vitamin K giúp duy trì sức khỏe xương cho mẹ bầu, trong khi vitamin B9 cần thiết cho sự phát triển não bộ bình thưởng của thai nhi. Thậm chí, trong một số nghiên cứu chỉ ra thêm: việc uống nước ép lựu còn giúp giảm nguy cơ tổn thương nhau thai, nhờ đó trẻ được phát triển tốt hơn trong bụng mẹ. Mẹ bầu có thể ăn hoặc ép lấy nước uống nhưng không nên ăn nhiều hơn 1 quả/ ngày.

- Chuối chín: Nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào, chuối giảm bớt nguy cơ bị táo bón thường gặp trong suốt quá trình mang thai. Hơn nữa, một số nghiên cứu cho thấy: hàm lượng vitamin B6 trong quả chuối còn giảm bớt các dấu hiệu ốm nghén của mẹ bầu như buồn nôn và nôn ói trong thời kỳ đầu mang thai. Nhưng cần lưu ý nên ăn chuối sau mỗi bữa ăn, không nên ăn khi đói và không nên ăn quá 2 quả chuối/ngày.

- Cherry: Đây là loại quả có chứa nhiều sắt, thậm chí lượng sắt của nó mang đến cho cơ thể còn cao gấp nhiều lần so với cam và táo. Cherry cũng rất tốt cho sức phát triển của tế bào, lưu thông máu tốt hơn và kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. Hơn nữa, loại quả này còn có lợi ích kích thích vị giác nên rất phù hợp với những mẹ bầu gặp phải tình trạng biếng ăn, ốm nghén trong 3 tháng đầu. 

- Quả kiwi: Kiwi là một trong những loại trái cây tốt cho bà bầu. Là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất trong 27 loại quả, kiwi với hơn 80 dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, nổi tiếng là loại quả “vàng” cho sức khỏe mẹ bầu. Hàm lượng axit folic “cao ngất” trong kiwi giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai nhi. Ngoài ra, ăn một quả kiwi mỗi giúp tăng cường hệ miễn dịch của thai nhi, giảm nguy cơ bị hen suyễn và eczema sau khi sinh.

- Quả nho: Tương tự với quả lựu, nho cũng nằm trong nhóm trái cây giàu chất chống oxy hóa như anthocyanins, tannin, flavonol, geraniol và linalool, giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng như vitamin B9, vitamin K, vitamin C, pectin, axit hữu cơ và chất xơ trong quả nho còn hỗ trợ với nhau để thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của mẹ và bé trong suốt thời kỳ phụ nữ mang thai.

- Đu đủ: Trong đu đủ chứa nhiều vitamin A, C, canxi, sắt… nhưng lại không chứa nhiều tinh bột, giúp cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi nhưng lại không làm mẹ lên cân nhanh.

- Quả xoài: Loại quả này giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động tốt hơn và mang đến nhiều lợi ích sức khỏe khác. Tuy nhiên, chỉ nên ăn ở mức vừa phải, không nên ăn nhiều để tránh gây nóng trong, nổi mụn. 

- Quả táo: Việc ăn táo trong thời kỳ mang thai sẽ giúp cho trẻ tránh được bệnh hen suyễn và dị ứng sau này, đây là kết quả từ một cuộc nghiên cứu cho thấy. Hơn nữa, táo còn mang lại nhiều chất dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển như vitamin A, vitamin C và kali.

Các loại trái cây tốt cho 3 tháng giữa thai kì

- Quả sung: Sung rất có lợi đối với phụ nữ mang thai vì có thể cung cấp nhiều khoáng chất, kiểm soát huyết áp và góp phần ngăn ngừa nguy cơ tiền sản giật. 

- Quả việt quất: Loại quả này có chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường miễn dịch, và các chất chống oxy hóa, axit omega-3 rất tốt cho sự phát triển não bộ ở thai nhi. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều để tránh tình trạng táo bón. 

- Quả dừa: Nước dừa rất tốt trong giai đoạn này với tác dụng bổ sung nước, cung cấp lượng khoáng chất, điện giải, đồng thời phòng ngừa ợ hơi, táo bón cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần chú ý đến tình trạng nước ối và tốt nhất nên sử dụng nước dừa theo lời khuyên của bác sĩ sản khoa. 

20211114_ba-bau-nen-an-hoa-qua-gi-4

- Quả cam: Quả cam chứa lượng lớn vitamin C giúp tăng cường hấp thụ chất sắt và tránh sự tổn thương tế bào từ quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể, nhất là sự hoạt động của các gốc tự do. Ngoài ra, hàm lượng vitamin B9 trong quả cam còn có khả năng phòng ngừa được bệnh dị tật ống thần kinh cũng như các dấu hiệu bất thường khác liên quan đến sự phát triển tủy sống và não của thai nhi. Đồng thời, lượng nước vốn có trong loại quả này còn bổ sung và duy trì lượng nước ở mức tối ưu cho mẹ bầu, để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ bên trong bụng mẹ.

- Quả thanh long: Loại quả này có tác dụng thanh nhiệt, cung cấp nhiều chất xơ giúp phòng ngừa táo bón thai kỳ rất tốt.

Các loại trái cây cho 3 tháng cuối thai kì

Đây là giai đoạn mẹ bầu cần tăng cường ăn các loại trái cây và rau xanh để phòng ngừa tình trạng táo bón cho cơ thể, đồng thời cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi. 

- Bơ: Chất béo lành mạnh chứa rất nhiều trong quả bơ, giúp cung cấp năng lượng cho mẹ bầu và ngăn ngừa chứng dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Không những thế, các chất béo này còn góp phần trong quá trình xây dựng cấu trúc da và mô não của trẻ khi còn ở trong bụng mẹ. Ngoài ra, hàm lượng kali của bơ còn giúp mẹ bầu khắc phục được tình trạng chuột rút ở chân – là một trong những triệu chứng thường gặp trong quá trình mang thai. Bơ còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như chất xơ, đồng, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin E và vitamin K đều giữ vai trò nhất định cho sức khỏe mẹ bầu.

tong-hop-nhung-loai-trai-cay-hoa-qua-tot-cho-ba-bau-3

- Quả mọng: Nhóm quả mọng (như mâm xôi, dâu tây, việt quất,…) chứa nhiều hợp chất thực vật có đặc tính chống oxy hóa mạnh cùng với hàm lượng chất xơ, vitamin B9, vitamin C và carbs. Trong đó, lượng carbs lành mạnh giúp cho mẹ bầu có được nhiều năng lượng hơn, đồng thời carbs còn trở thành nguồn dinh dưỡng dễ tiêu hóa giúp cho trẻ hấp thụ được tối ưu các chất dinh dưỡng khi còn ở trong bụng mẹ.

- Mơ: Đồ uống từ quả mơ có vị ngọt chua và thơm rất đặc biệt, không những thế các chất dinh dưỡng của quả mơ cũng rất đáng quan tâm. Cụ thể, sắt, kali, phốt pho, silicon, vitamin E, vitamin C, vitamin A và beta carotene, đều giúp ích cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ nên ăn mơ dạng ngâm và mứt thay vì ăn tươi vì nó sẽ ảnh hưởng đến răng, làm trầm trọng hơn bệnh cảm cúm, đau dạ dày, thủy đậu.

- Lê: Lê giàu chất xơ, vì vậy rất tốt cho hệ tiêu hóa mẹ bầu, giúp giải độc, thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa mẹ bầu bị táo bón. Ngoài ra, vitamin C chứa nhiều trong loại quả thanh ngọt này còn trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, có tác dụng làm mát, giảm sốt, trị ho. Do đó, khi cảm thấy mệt mỏi, có dấu hiệu sốt hay viêm họng, mẹ bầu có thể uống nước ép trái lê để cảm thấy dễ chịu hơn.

Nhóm trái cây phụ nữ mang thai nên tránh

- Đu đủ xanh: Ăn đu đủ xanh không tốt cho mẹ bầu vì có thể gây co thắt tử cung làm tăng nguy cơ sảy thai. 

- Dứa cũng gây kích thích co tử cung và không nên ăn trong những tháng đầu của thai kỳ. 

- Đào có nguy cơ gây dị ứng và ngứa, đồng thời có tính nóng nên mẹ bầu cũng không nên ăn loại quả này. Nhiều người cho rằng đào gây tăng cơn co tử cung nên cần tránh ăn đào khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu.

- Quả nhãn: Không nên ăn nhãn vì nhãn có tính nóng dễ gây táo bón, đau tức bụng dưới và làm tăng nguy cơ sảy thai. 

- Quả vải: Vải rất ngon, ngọt và dễ ăn. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều vải có thể gây nóng và nổi mụn. 

Cần lưu ý thêm rằng, bạn nên mua hoặc sử dụng trái cây hữu cơ chưa được xử lý bằng thuốc trừ sâu và phân bón tổng hợp. Nhưng bạn hãy nhớ rằng ăn trái cây vô cơ sẽ tốt hơn. Để giảm nguy cơ tiêu thụ dư lượng thuốc trừ sâu hoặc vi khuẩn có trong các loại trái cây, bạn hãy làm theo các mẹo sau:

Rửa trái cây một cách kỹ lưỡng, ngay cả khi nó đã được rửa trước đó.Loại bỏ các vết bầm tím có trên trái cây bởi đó có thể là nơi vi khuẩn có thể ẩn náu.Chỉ uống nước trái cây đã được tiệt trùng hoặc đun sôi.Tránh ăn dưa trước khi được cắt bỏ phần vỏ hoặc ăn ngay sau khi cắt.Bảo quản trái cây tươi trong tủ lạnh, tránh xa các loại thực phẩm tươi sống.Sử dụng trái cây khi mang thai không chỉ giúp đảm bảo cho bạn và con bạn luôn khỏe mạnh đồng thời giúp bé sẵn sàng hoà nhập với thế giới mới. Trái cây tươi, trái cây đông lạnh và trái cây đóng hộp đều là những lựa chọn tốt cho bà bầu. 

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...