Sức khỏe học đường – tầm quan trọng và những điều cần quan tâm

Thứ Tư, 07/10/2020 02:41 PM (GMT+7)

Chăm sóc sức khỏe cho vị thành niên là điều quan trọng tuy nhiên còn gặp nhiều những khó khăn.

Sức khỏe học đường là vấn đề cần quan tâm hàng đầu hiện nay để các trẻ vị thành niên có sức khỏe tốt và tâm lý vững vàng cho học tập. Các trung tâm y tế được thành lập tại nhiều các trường học tuy nhiên vẫn chưa làm hết vai trò của mình. Bên cạnh đó cũng còn nhiều những khó khăn.

Tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần trong học đường

Việt Nam đang trên đà phát triển công nghiệp 4.0, tiết tấu cuộc sống theo đó cũng tăng nhanh, điều này đồng nghĩa với việc áp lực công việc nặng nề hơn cho mọi đối tượng. Từ đó, trẻ em vô tình đã bị đẩy vào những tình huống buộc phải tự lập cũng như phải đối mặt với nhiều tác động có hại trong khi các em chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết về tâm lý.

suc-khoe-hoc-duong

Ở lứa tuổi học sinh, đặc biệt là bậc Trung học phổ thông, các em đang có nhiều thay đổi về sinh lý cũng như tâm lý. Đây là giai đoạn có nhiều biến đổi nhất trong cuộc đời. Những tác động từ trong chính nội tâm hay từ những yếu tố bên ngoài đã ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, như: các mối quan hệ, những yêu cầu của gia đình, nhà trường, xã hội,… Đó là những nguyên nhân gây ra nhiều thay đổi trong tâm tư, tình cảm của các em, nếu những sự thay đổi đó không được kiểm soát và chăm sóc kịp thời sẽ sinh ra những rối loạn về mặt tâm lý như: trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn thần kinh,… mà về lâu dài sẽ gây ra những hệ lụy tiềm ẩn.

Tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần trong học đường Việt Nam đang trên đà phát triển công nghiệp 4.0, tiết tấu cuộc sống theo đó cũng tăng nhanh, điều này đồng nghĩa với việc áp lực công việc nặng nề hơn cho mọi đối tượng. Từ đó, trẻ em vô tình đã bị đẩy vào những tình huống buộc phải tự lập cũng như phải đối mặt với nhiều tác động có hại trong khi các em chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết về tâm lý.

Vài năm trở lại đây, đã có rất nhiều vụ tự tử của học sinh trong học đường vì những mâu thuẫn với bạn bè, các mối quan hệ xã hội, áp lực việc học… hay gần nhất là vụ 2 chị em song sinh đang theo học lớp 10 của một trường quốc tế tại Quận 2 gây xôn xao dư luận vì những suy nghĩ tiêu cực đã đẩy các em vào hành động dại dột. Đây cũng chính là hồi chuông báo động về những diễn biến sức khỏe tinh thần tuổi học đường đang vô cùng phức tạp.

Trong trường hợp, nếu phát hiện sớm những hành vi, thái độ, biểu hiện của các em có gì bất thường thì việc tư vấn điều trị kịp thời, tạo lập môi trường thuận lợi tại cộng đồng chính là yếu tố giảm thiểu nguy cơ mắc các rối loạn tâm lý xuống thấp nhất. Bên cạnh đó, cần giúp các em có thêm cơ hội tham gia các hoạt động tại trường cũng như xã hội để nâng cao nhận thức và giúp các em sống có trách nhiệm hơn với gia đình, cải thiện tinh thần và đời sống tâm trí. Từ đó, chúng ta có thể thấy, việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho các em cần phải dựa trên nhiều yếu tố từ gia đình, nhà trường và xã hội là rất cần thiết. 

Những lưu ý dành cho phụ huynh và nhà trường trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần trong học đường

Một trong những cách chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh đem lại hiệu quả cao đó là các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian quan tâm, lắng nghe con cái của mình hơn. Hãy tìm cách để sắp xếp công việc, tự đặt deadline cho mình, dù là chơi xếp hình với con hay là phơi quần áo. Từ đó, các em sẽ giảm thiểu những lo lắng, băn khoăn không đáng có. Thay vì quát mắng các em mỗi khi mắc lỗi, phụ huynh nên hỏi về nguyên nhân của lỗi ấy và dành chút thời gian để lắng nghe những tâm sự của con. Cha mẹ cũng cần phải hiểu và thông cảm, luôn gần gũi, chia sẻ với con, thường xuyên theo dõi mọi sự thay đổi của con.

Trong một số quyết định quan trọng liên quan đến cuộc đời của con như: Chọn ngành, chọn trường… cha mẹ hãy cùng con phân tích các lựa chọn để xem cái nào tối ưu. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên cấm đoán các con làm những thứ trẻ thích trừ phi nó liên quan đến an toàn, sức khỏe và cảm xúc của bản thân và người khác.

Tại trường học, các giáo viên nên giúp đỡ các em bằng cách ứng xử phù hợp với từng em học sinh, nhất là với những em học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm trí (lo lắng, stress, trầm cảm…). Các thầy cô giáo không nên đưa ra những yêu cầu quá mức, có tính đe dọa, những hình phạt ảnh hưởng đến tâm lý cũng như thể chất.

Ở các nước phương Tây, hầu hết tại các trường học đều có đội ngũ các chuyên gia tâm lý nhằm phát hiện và giúp đỡ những em học sinh gặp các vấn đề về tâm lý kịp thời. Còn tại Việt Nam, mô hình này có tên là “Phòng tham vấn học đường” còn khá mới mẻ và chỉ mới được áp dụng tại một số trường học. Tuy nhiên, phòng tham vấn học đường này thường được đặt tại thư viện, văn phòng Đoàn thanh niên, phòng Y tế… Tham vấn viên hầu hết là giáo viên, nhân viên của trường kiêm nhiệm, chưa được đào tạo một cách bài bản về tâm lý học và hoạt động chưa chuyên nghiệp.

Nguyễn Thị Thu Hương

Cùng chuyên mục

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự Chủ động phòng ngừa và điều trị vô sinh ở nam giới và nữ giới

Được làm cha, làm mẹ là mong mỏi bình dị, thiêng liêng của các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân...

Phóng sự Mang thai, nạo phá thai ở trẻ vị thành niên ngày càng tăng: Nguyên nhân và những hậu quả đáng tiếc

Do những nguyên nhân khác nhau, quan hệ tình dục sớm và tình trạng nạo, phá thai ở lứa tuổi VTN đang là vấn đề...