Tác hại khôn lường của đậu phụ với cả nam và nữ

Thứ Hai, 31/08/2020 06:30 PM (GMT+7)

Đậu phụ chứa hàm lượng lớn protein, canxi, vitamin E, không cholesterol và ít carbohydrate có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe nhất định.

Đậu phụ là món ăn phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về lợi ích cũng như tác dụng phụ của thực phẩm này để ăn cho đúng.

 Năm 1994, đậu nành biến đổi gen đầu tiên trên thế giới đã được Monsanto đưa vào thị trường Hoa Kỳ và được sử dụng để làm đậu phụ. Loại đậu nành này có tên là GMO, và có khả năng chịu được thuốc diệt cỏ.

Trong một bài tổng quan được công bố trên tạp chí Enviromental Sciences Europe, 19 nghiên cứu trên động vật có vú được ăn đậu nành GMO trong suốt 90 ngày đã có chung một kết quả. Chúng cho thấy các vấn đề về gan và thận do ảnh thưởng của đậu nành GMO. Thận bị ảnh hưởng nhiều nhất, các thông số bị thay đổi tới 43,5% ở các loài động vật giống đực. Còn ở giống cái, gan lại là bộ phận bị tổn thương nhất khi 30,8% các thông số không còn nguyên vẹn.

cscp-1

Các chế phẩm từ đậu nành có chứa nhiều Methionin (một loại α-axit amin), dưới tác dụng của chất xúc tác, Methionin có thể chuyển hóa thành Cystein. Chất Cystein có thể làm tổn hại đến tế bào bên trong thành động mạch, khiến cho Cholesterol và Triglyceride (chất béo trung tính) lắng đọng trong thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch.

Các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến ảnh hưởng của chế độ ăn giàu chất đạm đậu nành đối với bệnh cơ tim phì đại – tình trạng khi cơ tim trở nên dày và khiến tim khó bơm máu hơn. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Clinical Investigation cho thấy những chú chuột bạch ăn đậu nành có biểu hiện bệnh tồi tệ hơn so với những chú chuột có chế độ ăn không đạm đậu nành (thay vào đó là protein đến từ sữa).

Kết quả nghiên cứu này đã cung cấp bằng chứng cho thấy chế độ ăn giàu đậu nành có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ tim mạch.

Đậu phụ chứa phytoestrogen – hay còn gọi là chất estrogen nền của thực vật. Các hợp chất này có thể ngăn chặn sự sản sinh estrogen bình thường trong cơ thể và gián tiếp gây ra ung thư vú. Một số nghiên cứu khoa học cho thấy đậu phụ cung cấp dinh dưỡng cho các tế bào ung thư vú. Nó có thể phụ thuộc vào lượng đậu phụ mà bạn nạp vào cơ thể, nhưng các chuyên gia cho rằng nếu bạn đã, đang bị ung thư vú hoặc gia đình có tiền sử căn bệnh này thì tốt nhất nên tránh xa đậu phụ ra.

Đậu phụ chứa tương đối nhiều chất purine, đối với người bệnh gout việc đào thải purine thất thường và nồng độ axit uric trong máu cao, ăn nhiều đậu phụ dễ khiến bệnh gout phát tác.

Đậu phụ được làm từ đậu nành, và trong đậu nành có các hợp chất goitrogen, đặc biệt là isoflavone genistein. Những goitrogen này có tác hại chèn tuyến giáp, gây trở ngại cho sản xuất hooc môn tuyến giáp và đặc biệt là gây ra chứng suy giáp.

Nhiều phụ huynh nghĩ rằng cho trẻ sơ sinh uống sữa đậu nành là lành mạnh. Nhưng lựa chọn này là hoàn toàn sai lầm, theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Archives of Disease in Childhood cho thấy lượng đậu nành nạp vào cơ thể có ảnh hưởng tiêu cực đến chúng ta ngay từ khi còn rất nhỏ, đặc biệt với những người có chứng suy giáp bẩm sinh.

Đậu tương dùng để chế biến thành đậu phụ có chứa Saponin, chất này khiến cho i-ốt trong cơ thể bài tiết nhanh hơn. Ăn đậu phụ thường xuyên trong thời gian dài sẽ rất dễ làm cơ thể thiếu i-ốt, và dẫn đến các bệnh về thiếu i-ốt.

Một nghiên cứu hợp tác giữa Mỹ và Nhật Bản đã chứng minh đậu phụ có ảnh hưởng đến bệnh sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer – hai căn bệnh gây ra những tác động tiêu cực đến sức khoẻ não bộ.

Đặc biệt, những người thường xuyên ăn đậu phụ ở tuổi thanh niên đến trung niên sẽ có khả năng nhận thức thấp hơn khi về già và nguy cơ chứng mất trí và bệnh Alheimer ngày càng gia tăng.

Theo nhà dinh dưỡng học Neha Sanwalka, Ấn Độ, ăn nhiều đậu phụ có thể gây rối loạn tình dục ở nam giới như làm thay đổi lượng testosterone, giảm ham muốn "yêu", số lượng và chất lượng tinh trùng.

Mặc dù trong đậu nành có chứa một chất tương tự B12, nhưng những chất ấy không thể làm tròn nhiệm vụ giống như vitamin B12. Đó là lí do vì sao các thực phẩm làm từ đậu nành như đậu phụ lại "góp phần" không nhỏ đến tình trạng thiếu hụt vitamin B12 của cơ thể, đặc biệt là ở những người ăn chay.

Các sản phẩm đến từ đậu nành như đậu hũ có chứa các chất ức chế enzyme mạnh, ngăn chặn hoạt động của enzyme trypsin ở tuỵ cùng với các enzyme proteolytic cần thiết cho sự tiêu hoá protein. Điều này không chỉ phá vỡ quy trình tiêu hoá lành mạnh, mà còn gia tăng các bệnh liên quan đến tuỵ.

Trong khi nhiều nghiên cứu được tiến hành để kiểm tra khả năng ngăn ngừa ung thư vú của đậu phụ, một nghiên cứu trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition (Mỹ) cho thấy hàm lượng isoflavone trong đậu phụ có thể gây đặc biệt nguy hiểm đối với bệnh ung thư vú.

Đào Lan Anh

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...