Tất tần tật những thắc mắc khi trẻ bị bệnh vàng da

Thứ Sáu, 10/05/2019 09:42 AM (GMT+7)

Phụ huynh hãy theo dõi sát sao triệu chứng của bệnh vàng da, nếu trẻ đã vàng da nhiều thì phải sớm đưa trẻ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa Nhi để được điều trị ngay.

tre-bi-vang-da

Vàng da là gì?

Hầu hết các bé thường bị vàng da trong những ngày đầu sau sinhĐây là hiện tượng da có màu vàng hơn bình thường và thường gặp ở trẻ sơ sinh. Trẻ vàng da do một chất hóa học là bilirubin bị tích lũy lại trong máu của trẻ nên khi sinh ra mẹ sẽ thấy trẻ có màu da vàng bất thường. Ngoài màu vàng, trẻ sơ sinh có màu đen, trắng cũng có thể gọi là hiện tượng vàng da.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng daTrẻ sơ sinh bị vàng da là trường hợp rất phổ biến. Tìm hiểu tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da? Nhưng vàng da do sinh lý hay do bệnh lý thì cha mẹ cần nắm rõ để có cách điều trị cụ thể.

Những yếu tố gây hiện tượng vàng da ở trẻ chủ yếu do:

- Trẻ sơ sinh non tháng là những trẻ sinh ra trước 37 tuần

- Trẻ sơ sinh có loại máu không tương thích với nhóm máu của mẹ hay còn gọi là bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con: sẽ xảy ra hiện tượng các kháng thể phá huỷ các tế bào hồng cầu và làm bilirubin của bé tăng cao đột ngột.

Các yếu tố nguy cơ khác của vàng da trẻ sơ sinh:

- Bầm tím khi sinh hoặc xuất huyết nội tạng nhiều

- Bệnh lý về gan, mật

- Nhiễm trùng

- Thiếu hụt enzyme

- Bé có sự bất thường về hồng cầu.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị vàng da

Thường sẽ nhận thấy vàng da đầu tiên ở mắt của bé. Nếu tình trạng tiến triển, có thể nhận thấy màu vàng trong mắt, ngực, bụng, cánh tay và chân.

Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt là dấu hiệu mà kết mạc mắt (lòng trắng) của đứa trẻ cũng bị vàng. Biểu hiện vàng da này có thể bắt đầu trong vòng hai đến bốn ngày sau khi sinh và có thể bắt đầu ở mặt của bé trước, sau đó lan xuống khắp cơ thể.

Trong trường hợp từ 3 đến 7 ngày sau khi sinh. Nếu mẹ dùng một ngón tay ép nhẹ nhàng vùng trán, mặt, ngực, bụng, trên rốn, bàn chân, bàn tay… của trẻ để xác định trẻ bị vàng da. Cũng có những trẻ da đỏ sẽ khó thấy, nên khi ấn vào thấy để lại màu vàng của da phía dưới chỗ ấn.

Để phát hiện được bé vàng da do sinh lý hay vàng da do bệnh lý, các mẹ cần nằm lòng các dấu hiệu để từ đó kịp thời đưa con đến bệnh viện nhờ bác sĩ can thiệp, tránh tình trạng để lâu gây ra những hệ lụy nguy hiểm.

Vàng da sinh lý

Thường xuất hiện từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 sau khi trẻ mới sinh và khỏi trong vòng 10 ngày với một số đặc điểm như:

- Màu vàng nhẹ và có xu hướng nhạt dần từ mặt đến các chi

- Phân màu vàng và nước tiểu trong.

- Tốc độ vàng da tăng chậm; đạt mức độ cao nhất vào ngày thứ 3 - 4 (trẻ đủ tháng), ngày thứ 5 - 6 (trẻ đẻ non) rồi giảm dần.

- Mức độ vàng da được đánh giá nhẹ.

Vàng da bệnh lý

Khi thấy trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài các mẹ thường thắc mắc với nhau rằng trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không? Hầu hết các trường hợp vàng da là bình thường, tuy nhiên cũng có khi vàng da có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Chứng vàng da nghiêm trọng khi bilirubin tăng cao quá mức có thể gây tổn thương não.

-Vàng da bệnh lý kéo trên hai tuần và xuất hiện rất sớm, khoảng 2 ngày sau khi sinh.

- Màu vàng xuất hiện toàn thân và tăng dần lên đến các chi.

-Nếu bé bị vàng da bệnh lý sức khỏe suy giảm, nước tiểu có màu vàng còn phân thì có màu vàng hay bạc màu.

- Ngoài ra trẻ còn có thể bị sốt, co giật hay không muốn bú, bụng chướng, cơn ngưng thở, nhịp thở nhanh, nhịp tim chậm, hạ thân nhiệt, sụt cân, xanh tái, ban xuất huyết, ngủ li bì…

Chính vì vậy, mẹ không cần nên chờ trẻ sơ sinh bị vàng da hơn 1 tháng mới đưa đi khám. Khi sau 10 ngày mà các biểu hiện vàng da của con chưa hết, mẹ chủ động đưa con đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Vì sao trẻ sơ sinh thường hay bị vàng da

Trong máu trẻ sơ sinh luôn có bilirubin nên hầu hết bé đều bị vàng da trong vài ngày đầu sau sinh. Vì bé cần có thời gian để đào thải chất bilirubin ra khỏi cơ thể. Chất bilirubin sẽ được đào thải qua gan của bé.

Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm?

Hầu hết trẻ sơ sinh bị vàng da sẽ tự khỏi và đây gọi là vàng da sinh lý. Trong trường hợp vàng da do bilirubin bất thường, lên cao có thể gây tổn thương não và cần được kiểm tra kỹ lưỡng, điều trị để ngăn ngừa mức bilirubin cao.

Trẻ bú sữa mẹ giúp đào thải chất bilirubin nhanh hơn?

Bú mẹ giúp vàng da sinh lý hết nhanh hơnĐúng vậy. Khi trẻ bị vàng da sinh lý mẹ cần phải tích cực cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn. Sữa mẹ sẽ giúp hoàn thiện niêm mạc ruột cùng các bộ phận khác trong cơ thể, trong đó có gan. Nhờ vậy gan sẽ hoạt động tốt hơn và việc đào thải bilirubin diễn ra nhanh chóng hơn. Khoảng 2 tuần hiện tượng vàng da ở bé sẽ biến mất.

Tắm nắng sẽ giúp giảm vàng da?

Đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh tắm nắng có hiệu quả giảm vàng da ở trẻ. Thậm chí tắm nắng sai cách có thể gây bệnh về da cho trẻ. Vì vậy, các mẹ nên cân nhắc khi thực hiện phương pháp này.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị vàng da nặng

Khi bị vàng da mẹ cần theo dõi các dấu hiệu bất thường trên da của trẻ để kịp thời thông báo cho bác sĩ.

- Da của bé chuyển sang màu vàng đậm

- Bụng, cánh tay hoặc chân có màu vàng

- Tròng mắt có màu vàng

- Bé khó đánh thức khi bị vàng da, ngủ quá nhiều hoặc bú sữa mẹ không hấp thu tốt.

- Rất nhiều vết thâm tím hoặc chảy máu dưới da đầu do quá trình sinh nở, chuyển dạ.

Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị vàng da?

Với những trẻ sơ sinh được xác định vàng sơ sinh lý biểu hiện sẽ tự hết sau 2-3 tuần.

Đối với những trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài do bệnh lý nghiêm trọng hơn có thể cần các phương pháp điều trị khác như chiếu đèn. Tùy vào mức độ và xác định bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian chiếu đèn cho các bé vàng da.

Với phương pháp trị liệu bằng ánh sáng, bé sẽ được đặt trên một chiếc giường đặc biệt dưới ánh sáng màu xanh, trong khi bé chỉ mặc một cái tã và được che mắt bằng vải đen. Trong những trường hợp rất nặng, có thể cần thay truyền máu. Khi thay truyền máu, bé sẽ nhận được một lượng máu nhiều hơn so với lượng máu của trẻ sẵn có. Việc này sẽ thay thế máu bị hỏng của bé bằng các tế bào hồng cầu khoẻ mạnh. Điều này cũng làm tăng số tế bào hồng cầu của bé và làm giảm mức bilirubin trong cơ thể trẻ.

Mẹ lưu ý cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất Bilirubin qua đường tiêu hóa. Vì trong sữa mẹ có chứa vài loại dưỡng chất quan trọng giúp các cơ quan chức năng của cơ thể trẻ phát triển. Mẹ cũng nên cho trẻ bú sữa mẹ cách mỗi hai giờ sau khi sinh. Việc cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên có thể giúp cơ thể trẻ thải loại bilirubin thừa ra khỏi cơ thể và nhờ thế sẽ giảm triệu chứng vàng da.

Phụ huynh hãy theo dõi sát sao triệu chứng của bệnh vàng da, nếu trẻ đã vàng da nhiều thì phải sớm đưa trẻ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa Nhi để được điều trị ngay.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...