Tham khảo chế độ ăn kiêng thần kỳ của con gái Ấn Độ  

Chủ Nhật, 19/07/2020 12:30 PM (GMT+7)

Chế độ ăn kiêng kiểu Ấn Độ tập trung vào các loại ngũ cốc, rau, sữa, trái cây và hạn chế các sản phẩm từ thịt, đồ ăn nhiều đường.

Chế độ ăn kiêng kiểu Ấn Độ được đánh giá là mang lại hiệu quả giảm cân tương đối rõ rệt và có tác dụng cải thiện sức khỏe. Theo các nghiên cứu, ăn kiêng kiểu Ấn Độ giúp hạn chế nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư vú, ung thư ruột... Nhiều nghiên cứu đã chứng minh chế độ ăn ít thịt nhiều rau cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Các loại gia vị đặc trưng của Ấn Độ như bột nghệ, rau mùi, cây hồ đào, gừng, thì là... vừa giúp tăng hương vị vừa tăng thêm dinh dưỡng cho món ăn. Đặc biệt, hợp chất curcumin trong củ nghệ có tác dụng chống viêm, cải thiện chức năng não và giảm nguy cơ tim mạch.

Ăn kiêng kiểu Ấn Độ giúp giảm cân và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm.

Cũng như nhiều chế độ ăn khác, việc uống nước đầy đủ là cần thiết để giải độc cơ thể và hỗ trợ giảm cân. Sau khi áp dụng phương pháp giảm cân này, bạn có thể “trút bỏ” từ 3 – 4kg/ tuần tùy cơ địa. Nhiều người đã “nghiện” chế độ ăn kiểu Ấn vì nó thực sự phát huy tác dụng và không khiến chị em mệt mỏi, dễ bỏ cuộc như nhiều chế độ ăn kiêng khắc nghiệt khác.

cong-suc-khoe-1

Chế độ ăn kiêng của người Ấn Độ rất đa dạng và phong phú, bởi trong thực đơn giảm cân hàng ngày của họ chứa rất nhiều thực phẩm, nhưng hầu hết các loại thực phẩm này đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, đặc biệt là với chế độ ăn cung cấp hàm lượng lớn các loại dưỡng chất thiết yếu như: Chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng vi lượng, các loại khoáng đa lượng, protein, tinh bột và thành phần chất béo có lợi, những dưỡng chất này không chỉ giúp cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể, mà hơn thế nữa, còn mang lại hiệu quả tích cực cho tiến trình giảm cân nhanh, làm đẹp da và ngăn ngừa hiệu quả tình trạng lão hóa.

Các thực phẩm được khuyến khích sử dụng theo chế độ ăn kiêng kiểu Ấn Độ gồm:

-Các loại rau củ: Cà chua, rau chân vịt, cà tím, rau xanh, khoai tây, cà rốt, khoai lang…

-Các loại hoa quả: Xoài, lựu, ổi, me, đu đủ, vải thiều, táo, cam, dưa, lê…

-Các loại ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, gạo basmati, kiều mạch, diêm mạch, hạt kê, ngô, lúa mạch, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt…

-Các loại gia vị và thảo mộc: Tỏi, thảo quả, gừng, thì là, ớt bột, nghệ, hạt tiêu đen..

-Sữa: Phô mai, sữa, sữa chua, nấm sữa kefir

-Các thực phẩm giàu protein và chất béo từ thực vật: Đậu phụ, các loại đậu, sữa dừa, hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt hồ trăn (hạt dẻ cười), hạt óc chó, dầu dừa, dầu ô liu, dầu đậu phộng, dầu mè…

Bên cạnh đó bạn cần hạn chế uống nước có ga, bánh kẹo ngọt, ngũ cốc tinh chế, nước xốt và dầu tinh chế, thực phẩm đã qua chế biến. Lưu ý việc kiểm soát khẩu phần luôn là yêu cầu bắt buộc của mọi chế độ ăn kiêng, do đó bạn phải khống chế sao cho tổng mức calo nạp trong 1 ngày là dưới 1500 calo.

Ngoài ra không uống rượu một vài ngày trước khi bắt đầu chế độ ăn vì rượu làm tăng lượng axit uric dẫn đến việc giữ nước và ngăn chặn quá trình giải độc tự nhiên trong cơ thể. Nếu chưa quen, bạn nên nghỉ ngơi 2 – 3 ngày trước khi chuyển sang chế độ ăn chay này.

Dưới đây là thực đơn chi tiết để bạn thực hiện chế độ ăn kiêng kiểu Ấn Độ: 

cong-suc-khoe-1

Ngày 1

Bữa sáng: Súp gạo lứt đậu lăng.

Bữa trưa: Bánh roti nguyên cám và cà ri rau củ.

Bữa tối: Cà ri đậu phụ kèm rau trộn và salad rau chân vịt.

Ngày 2

Bữa sáng: Bánh nướng ăn kèm rau trộn và 1 ly sữa.

Bữa trưa: Cà ri đậu gà ăn với cơm gạo lứt.

Bữa tối: Súp gạo trắng nấu đậu lăng và salad rau mầm.

Ngày 3

Bữa sáng: Cháo quế làm từ sữa và rắc lên trên một ít hạnh nhân.

Bữa trưa: Bánh roti nguyên cám ăn kèm đậu phụ và rau trộn.

Bữa tối: Súp đậu phụ và rau chân vịt ăn với cơm gạo lứt và rau.

Ngày 4

Bữa sáng: Sữa chua trái cây và hạt hướng dương.

Bữa trưa: Bánh roti nguyên cám ăn kèm đậu phụ và cà ri rau.

Bữa tối: Súp hỗn hợp rau củ đậu gà ăn kèm cơm từ gạo basmati và salad rau.

Ngày 5

Bữa sáng: Cháo lúa mạch với một ly sữa.

Bữa trưa: Súp đậu lăng ăn với rau và cơm gạo lứt.

Bữa tối: Đậu phụ cà ri ăn kèm khoai tây và rau trộn.

Ngày 6

Bữa sáng: Bánh parathas (một loại bánh mì Ấn Độ) với bơ và đu đủ thái.

Bữa trưa: Đĩa lớn salad với cà ri đậu thận và hạt diêm mạch.

Bữa tối: Bánh kếp đậu lăng với đậu phụ nướng

Ngày 7

Bữa sáng: Cháo hạt kiều mạch và xoài thái lát.

Bữa trưa: Súp rau với bánh roti nguyên cám 

Bữa tối: Đậu phụ nướng ăn kèm cà ri rau.

 Trong các bữa ăn bạn nên ưu tiên tiêu thụ các loại rau xanh cũng như các thực phẩm giàu protein, chất béo lành mạnh bởi chúng giúp bạn no lâu và giảm tình trạng đói vặt. Bạn đừng quên kết hợp ăn kiêng với tập luyện thể dục đều đặn để tăng hiệu quả giảm cân và nâng cao sức khỏe.

Ngô Thị Hồng Duyên

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...