789

Thế nào được gọi là rong kinh? Rong kinh có tự khỏi được không?

Thứ Ba, 22/09/2020 08:29 AM (GMT+7)

Rong kinh kéo dài dễ dẫn đến bệnh thiếu máu ở phụ nữ. Không chỉ vậy, tình trạng rong kinh rong huyết còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục, dễ gây vô sinh sau này. Về mặt tâm lý, rong kinh cũng tạo cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho phái đẹp.

rong-kinh

Rong kinh là bệnh gì?

Một chu kỳ bình thường có thời gian hành kinh trung bình là 3 – 5 ngày. Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều, thời gian có kinh kéo dài bất thường (trên 7 ngày) và lượng máu mất đi hơn 80ml/chu kỳ (trong khi bình thường phụ nữ chỉ mất khoảng 50 – 80ml máu/chu kỳ kinh nguyệt).

Cách triệu chứng của rong kinh rong huyết bao gồm:

Xuất huyết nặng trong kỳ kinh nguyệt, liên tục trên 7 ngày, phụ nữ phải thay băng vệ sinh mỗi giờ một lần do xuất huyết và tiếp diễn trong nhiều giờ.

Xuất huyết nặng bất thường trong 2 kỳ kinh nguyệt liên tiếp.

Kinh nguyệt ra nhiều vào ban đêm.

Máu kinh đóng thành cục lớn.

Hay bị đau bụng dưới.

Mệt mỏi, thở dốc, có triệu chứng của thiếu máu nếu rong kinh kèm cường kinh kéo dài.

Rong kinh kéo dài dễ dẫn đến bệnh thiếu máu ở phụ nữ. Không chỉ vậy, tình trạng rong kinh rong huyết còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục, dễ gây vô sinh sau này. Về mặt tâm lý, rong kinh cũng tạo cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho phái đẹp.

Rong kinh khi nào cần điều trị?

Bị rong kinh bao lâu thì khỏi, có cần điều trị không phụ thuộc vào nguyên nhân của triệu chứng này. Rong kinh có thể do nguyên nhân thực thể hoặc cơ năng.

Rong kinh cơ năng

Rong kinh cơ năng thường hay gặp ở phụ nữ trong thời kỳ đầu dậy thì, phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh hoặc phụ nữ sau khi sinh đẻ. Đây là 3 thời điểm kinh nguyệt không ổn định, chu kỳ kinh nguyệt dài ngắn thất thường, dễ dẫn đến tình trạng rong kinh.

Rong kinh cơ năng tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng mất máu nhiều gây mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của chị em. Do vậy, ngoài điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống sinh hoạt, chị em phụ nữ nên thăm khám cũng như nhận được lời khuyên của bác sĩ cho phù hợp nhất với tình trạng của mình.

Rong kinh do nguyên nhân thực thể

Nguyên nhân rong kinh đến từ các tổn thương ở tử cung hoặc buồng trứng, như đa nang buồng trứng, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, polyp tử cung... Đối với rong kinh do nguyên nhân thực thể, bệnh nhân buộc phải điều trị, nếu để lâu, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Rong kinh là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Rối loạn nội tiết tố

Nguyên nhân chính gây rong kinh rong huyết là do rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ. Hàng tháng, hormone sinh dục estrogen và progesterone sẽ tác động làm nội mạc tử cung dày lên. Khi không có tinh trùng kết hợp với trứng làm tổ trong tử cung, phần nội mạc này sẽ bong ra và tạo thành kinh nguyệt. Nếu hai hormone sinh dục mất cân bằng, nội mạc tử cung quá dày sẽ dẫn tình trạng xuất huyết nặng khi có kinh - rong kinh.

Tình trạng rong kinh rong huyết hay gặp nhất ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thời kỳ hoạt động sinh sản – tức thời kỳ dậy thì và tiền mãn kinh của phụ nữ. Ngoài ra, trong độ tuổi sinh sản, phái đẹp cũng có thể bị rong kinh ở thời điểm sau sinh, dùng thuốc phá thai hoặc dùng các loại thuốc tránh thai.

Dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác

Kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài còn là biểu hiện của một số bệnh lý tổn thương ở tử cung như: polyp tử cung, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, sẩy thai, mang thai ngoài tử cung, ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng,...

Ngoài ra, những phụ nữ gặp các vấn đề về sức khỏe như bị rối loạn đông máu di truyền, suy giáp, đái tháo đường, viêm gan mạn tính, bệnh tim hoặc thận mạn tính, bệnh lupus ban đỏ,... cũng dễ bị rong kinh rong huyết.

Đặc biệt, rong kinh tập trung nhiều ở những phụ nữ bị béo phì, sinh con nhiều lần, hút thuốc lá, đang sử dụng vòng tránh thai hoặc đang điều trị bằng thuốc kháng viêm chứa steroid,...

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...