789

Thóp phồng ở trẻ sơ sinh: Những điều cần biết

Thứ Ba, 16/06/2020 10:09 AM (GMT+7)

Thóp trước có đặc điểm thay đổi liên tục. Ngày đầu sau sinh kích thước thay đổi từ 0,6 – 3,6cm, trung bình là 2,1cm. Thóp của trẻ sinh non gần đủ tháng và đủ tháng tương tự nhau.

thop tre

Thóp và thời điểm đóng thóp ở trẻ

Thóp hay còn gọi là “cửa đình đầu”, nơi xương đỉnh đầu của trẻ chưa khép hết. Thóp phân ra 2 phần là “thóp trước” và “thóp sau”. Thóp trước chính là khe hở hình thoi giữa xương đỉnh và xương trán, thóp sau chính là khe hở hình tam giác giữa xương đỉnh và xương chẩm.

Thóp trước có đặc điểm thay đổi liên tục. Ngày đầu sau sinh kích thước thay đổi từ 0,6 – 3,6cm, trung bình là 2,1cm. Thóp của trẻ sinh non gần đủ tháng và đủ tháng tương tự nhau.

Thóp sau lúc sinh ra đã gần khép lại hoặc rất nhỏ bằng đầu móng tay, thóp này đóng rất sớm, thường là sau 4 tháng đã khép kín.

Thóp không sờ thấy nữa khi đã đóng lại, thời gian đóng thóp trung bình là gần 14 tháng. Thông thường cho đến 3 tháng sau sinh thóp trước có tỷ lệ đóng là 1%. Đến 12 tháng tỷ lệ này sẽ là 38,8% và đến 24 tháng là 96% trẻ đã đóng thóp.

Chức năng của thóp :

Hệ thống các thóp và đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ thực hiện một chức năng vô cùng quan trọng: bảo vệ cho não bộ của bé trước áp suất bên ngoài. Khi đầu bé chui ra từ người mẹ đã bị ép chặt lại.

Nếu không có các khoảng hở đàn hồi bé sẽ bị đau. Hơn nữa có thể nảy sinh việc chảy máu trong não, trong vùng mắt và màng xương.

Giai đoạn đầu đời, các bé có xu hướng bị thương nhiều, nhất là khi bé bắt đầu học lẫy, bò hay học đứng – dễ bị ngã và bị thương ở đầu. Thóp có tác dụng như một cái đệm khi trẻ bị ngã và bảo vệ trẻ khỏi chấn thương não.

Những điều cần biết khi thóp trẻ sơ sinh bị phập phồng

Hiện tượng thóp trẻ sơ sinh bị phập phồng có thể do :

Do thóp vùng não của trẻ tạm thời chưa được lấp kín bằng xương.

Thóp trẻ được bảo vệ bởi 3 lớp, giữa các lớp này vẫn còn chứa chất dịch có vai trò giảm chấn động cho trẻ. Chính chất dịch này khiến mẹ có cảm giác thóp bé phập phồng khi sờ tay vào.

Thóp phập phồng do trẻ có thóp rộng. Khi trẻ có thóp rộng mẹ cần lưu ý bởi rất có thể hiện tượng này của trẻ có liên quan đến một bệnh lý nào đó ví dụ như bệnh còi xương, viêm màng não, xuất huyết màng não...

Thóp trẻ sơ sinh phập phồng có thể do sinh lý cũng có thể liên quan đến một bệnh lý nào đó. Vì vậy để hạn chế các tình trạng trên cho trẻ, mẹ cần lưu ý đến những dấu hiệu để nhanh chóng phát hiện ra các bệnh lý và có cách khắc phục kịp thời cho trẻ.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.

Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành

Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.

Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Nguyễn Thị Thu Hương

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...