Thúc đẩy đoàn kết, hợp tác toàn cầu đối phó với dịch Covid-19

Chủ Nhật, 29/03/2020 09:39 AM (GMT+7)

G20 cam kết góp 5.000 tỷ USD cho toàn cầu đối phó với đại dịch COVID-19

Theo sáng kiến của nước Chủ tịch Ả-rập Xê-út, vào tối ngày 26/3/2020 (giờ Việt Nam), Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (gọi tắt là G20) đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về ứng phó dịch Covid-19.Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 đang gây ra cuộc khủng hoảng khắp toàn cầu, khiến hơn 470.000 người nhiễm, hơn 21.000 người chết và hơn 3 tỷ người bị phong tỏa tại nhà để ngăn virus lây lan.Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo đã nhất trí triển khai mọi biện pháp y tế cần thiết để ngăn chặn dịch Covid-19; chia sẻ thông tin kịp thời và minh bạch; tăng cường phối hợp trong nghiên cứu và phát triển vắc-xin, thuốc đặc trị, nâng cao khả năng chống chịu và sự phối hợp trong ứng phó với các dịch bệnh lây nhiễm trong tương lai. Đồng thời, cam kết sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ, tài khóa và các biện pháp kinh tế để giảm thiểu các tác động của dịch Covid-19 đối với phát triển kinh tế-xã hội, phối hợp giảm thiểu các tác động của dịch đối với thương mại quốc tế, bảo đảm sự vận hành của các chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là các nguyên vật liệu, sản phẩm y tế thiết yếu. Hội nghị cũng nhất trí lập quỹ hỗ trợ khổng lồ trị giá 5 nghìn tỷ USD. Đây được xem là tín hiệu tích cực về sự đoàn kết, chung tay của những nền kinh tế hàng đầu thế giới trong nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh nguy hiểm hiện nay.

Với tư cách Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc được mời tham dự hội nghị. Chia sẻ ý kiến với các nhà lãnh đạo tại hội nghị trực tuyến G20, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, đoàn kết, hợp tác và phối hợp toàn cầu và khu vực là rất quan trọng. Thủ tướng cũng khẳng định quyết tâm, cam kết của Việt Nam trong chống dịch COVID-19, nhấn mạnh Việt Nam kiên trì thực hiện mục tiêu kép là kiểm soát dịch bệnh và tiếp tục phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Với Tuyên bố chung G20 về ứng phó dịch Covid-19 được thông qua, Hội nghị trực tuyến lần này đã cho thấy thiện chí của các nhà lãnh đạo trong việc hợp tác hướng tới mục tiêu chung là giải quyết khủng hoảng. Hội nghị được kỳ vọng sẽ góp phần thiết thực trong việc giảm thiểu những hậu quả mà dịch bệnh gây ra đối với người dân cũng như với nền kinh tế toàn cầu.

Phương Liên/Thế Ân/Tiến Dương/Lê Anh Tú/Thanh Huyền

Nguyễn Thị Thu Hương

Cùng chuyên mục

Dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Ở Việt Nam, tình trạng mắc sốt xuất huyết không ổn định, các đợt cao điểm thường vào khoảng tháng 6 đến...

Vì sao cần tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ trong 24h sau sinh?

Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B cao. Một trong những đường lây truyền nguy hiểm nhất của...

Tập huấn và nâng cao năng lực cho cán bộ an toàn vệ sinh thực phẩm

Vấn đề vệ sinh thực phẩm phải luôn được quan tâm không chỉ của các cán bộ mà còn toàn dân.

Kiểm tra và giám sát nghiêm ngặt các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập tỉnh Thanh Hóa

Hiện nay, các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập tỉnh Thanh Hóa xuất hiện nhiều và cần chú ý về chất...