Thụy Điển - Quốc gia có cách phòng chống Covid-19 “lạ đời” nhất Châu Âu

Thứ Ba, 31/03/2020 09:15 AM (GMT+7)

Thụy Điển trở thành đất nước hiếm hoi trên thế giới ứng phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19) bằng cách duy trì mở cửa trường học và không thực thi nhiều biện pháp hạn chế trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đều áp dụng những biện pháp quyết liệt.

 

Đây là quốc gia tại châu Âu áp dụng ít biện pháp hạn chế nhất, liên quan đến chuyện người dân có thể làm gì và đi đâu. Trường học cho học sinh đến 16 tuổi vẫn mở cửa trong lúc nhiều người tiếp tục đi làm. Dịch vụ xe lửa và xe buýt vẫn hoạt động tại thủ đô Stockholm. Nhà chức trách Thụy Điển vẫn thực hiện một số biện pháp hạn chế, như cấm tụ tập đám đông hơn 500 người, đóng cửa trường đại học và khuyên người dân làm việc ở nhà nếu có thể. Đến ngày 24/3, nước này ra lệnh nhà hàng và quán bar chỉ phục vụ thực khách tại bàn.

Truyền thông địa phương đăng tải thông tin hàng ngàn người kéo đến các khu trượt tuyết mà mãi đến cuối tuần rồi mới đóng cửa vào ban đêm.Theo thống kê, Thụy Điển hiện có trên 2.000 ca Covid-19 và 33 trường hợp tử vong vì dịch bệnh này. Tuy nhiên, con số người tử vong hàng năm ở nước này (hiện vào khoảng 90.000) có thể "tăng đáng kể" nếu hệ thống y tế bị quá tải.Nhiều chuyên gia y tế Thụy Điển không đồng tình với chiến lược chống Covid-19 của nhà chức trách. Các chuyên gia nhận định chính quyền đang khiến sức khỏe người dân đối mặt nhiều rủi ro khi vẫn còn nhiều điều chưa biết về virus gây Covid-19 (gọi là SARS-CoV-2). Ngoài ra, một số chuyên gia cảnh báo rằng ngay cả những biện pháp hạn chế nhẹ hơn cũng gây tổn thất mạnh mẽ cho nền kinh tế.Trong khi đó, nhà chức trách Thụy Điển khẳng định không theo đuổi chiến lược "miễn dịch cộng đồng" (một hình thức bảo vệ gián tiếp chống bệnh truyền nhiễm diễn ra khi một tỉ lệ lớn dân cư đã trở nên miễn dịch với một loại vi khuẩn lây nhiễm, bởi đó tạo nên một lớp bảo vệ cho những người không miễn dịch). Thay vào đó, nước này tìm cách làm chậm sự lây lan của dịch bệnh và bảo đảm hệ thống y tế không bị quá tải.

Thủ tướng Stefan Lofven hôm 22-3 kêu gọi mọi người đóng vai trò trong việc ngăn virus lây lan, như không đi thăm người thân lớn tuổi và làm việc tại nhà. Dù vậy, ông cũng cảnh báo có thể thực thi các biện pháp cứng rắn hơn khi thừa nhận tình hình sẽ thêm khó khăn trong vài tháng tới.

Tại Việt Nam, Chính phủ đề nghị người dân thực hiện tốt 5 việc thiết yếu gồm:

1. Hạn chế tối đa ra khỏi nhà, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết;

2. Nếu ra ngoài thì luôn luôn đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn với người tiếp xúc (tối thiểu 2m);

3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn;

4. Vệ sinh nhà cửa thông thoáng, sinh hoạt lành mạnh;

5. Khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khoẻ hằng ngày và giữ liên lạc với cán bộ y tế.

Phương Liên/Thế Ân/Tiến Dương/Lê Anh Tú/Minh Trường

Vũ Ngọc Chương

Cùng chuyên mục

Dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Ở Việt Nam, tình trạng mắc sốt xuất huyết không ổn định, các đợt cao điểm thường vào khoảng tháng 6 đến...

Vì sao cần tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ trong 24h sau sinh?

Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B cao. Một trong những đường lây truyền nguy hiểm nhất của...

Tập huấn và nâng cao năng lực cho cán bộ an toàn vệ sinh thực phẩm

Vấn đề vệ sinh thực phẩm phải luôn được quan tâm không chỉ của các cán bộ mà còn toàn dân.

Kiểm tra và giám sát nghiêm ngặt các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập tỉnh Thanh Hóa

Hiện nay, các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập tỉnh Thanh Hóa xuất hiện nhiều và cần chú ý về chất...