Tiền Giang: Thúc đẩy bình đẳng giới, góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Thứ Sáu, 13/10/2023 10:33 AM (GMT+7)

Ngày 12/10, tại Nhà thiếu nhi Tiền Giang, Sở Y tế Tiền Giang tổ chức Lễ Mít tinh phát động chiến dịch truyền thông mất cân bằng giới tính khi sinh.

gt2-225573

Tham gia diễu hành tuyên truyền trên các tuyến phố về bình đẳng giới.

Tỷ số giới tính khi sinh ở Tiền Giang trong 9 tháng đầu năm 2023 là 108 bé trai/100 bé gái. Trong đó, tỉ số giới tính khi sinh cả nước là 119 bé trai/100 bé gái.

Các hệ lụy và tác động của mất cân bằng giới tính khi sinh đối với sự phát triển bền vững đất nước có thể được nhìn nhận dưới các góc độ. Trước hết, khi lựa chọn sinh con trai, có nghĩa là các cặp vợ chồng đã tước đi quyền sống của những bé gái. Trong khi đó, một trong những quyền con người cơ bản – quyền được sống của những thai nhi là gái đã không được đảm bảo. Đặc biệt, càng lựa chọn giới tính thai nhi là nam thì có nghĩa là vấn đề bất bình đẳng giới ở Việt Nam còn rất nặng nề.

Bất bình đẳng giới nó sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề như: Người phụ nữ không có được vị thế, người phụ nữ không có được tiếng nói, người phụ nữ không phát huy được vai trò của mình trong sự phát triển của xã hội nói chung.

Tiếp đến là tình trạng "thừa nam giới, thiếu nữ giới" trong độ tuổi kết hôn. Điều này có nghĩa là, với chế độ hôn nhân "một vợ, một chồng" nhưng nam nhiều hơn nữ thì đương nhiên, hàng triệu nam giới sẽ phải sống độc thân; cấu trúc gia đình vợ - chồng, cha mẹ - con cái bị phá vỡ.

Do nam giới không thể kết hôn hoặc kết hôn muộn, tình trạng quan hệ tình dục ngoài hôn nhân sẽ tăng lên, nguy cơ lan rộng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục trong đó có HIV/AIDS. Bên cạnh đó, tính chung trong dân số, nếu số trẻ em trai mà nhiều hơn trẻ em gái, khi bước vào độ tuổi 20 - độ tuổi kết hôn, cơ cấu hôn nhân và gia đình sẽ rất bất hợp lý.

Hệ lụy tiếp theo mà Việt Nam có nguy cơ phải đối mặt là gia tăng các vụ bạo hành giới (thể chất, tinh thần, tình dục) mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ; tăng cao nguy cơ số vụ ly hôn. Hậu quả của bạo lực giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ (thể chất, tinh thần) của người phụ nữ, đặc biệt là sức khoẻ sinh sản; ảnh hưởng đến đời sống kinh tế gia đình và cả những dư chấn tâm lý tác động đến con cái…

Tại buổi lễ, ông Nguyễn Thành Sang, Chi cục trưởng Chi cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Tiền Giang đã nêu nguyên nhân, hậu quả và giải pháp của vấn đền việc mất bình đẳng giới khi sinh. 

Để thúc đầy bình đẳng giới, cần tăng cường công tác truyền thông thay đổi quan điểm trọng nam, khinh nữ; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm lựa chọn giới tính thai nhi, có các chế tài đủ mạnh để xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật...Đây là cơ hội để ngăn chặn việc thay đổi nhận thức và thái độ của cộng đồng về việc ưa thích con trai và phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái.

Mục tiêu lễ diễu hành này sẽ mở ra những cơ hội hợp tác cho những hoạt động tiếp theo giữa các cơ quan có liên quan để cùng nhau giải quyết mất cân bằng giới tinh khi sinh từ góc độ giới ở tỉnh Tiền Giang.

Sau lễ mít tinh, đoàn viên thanh niên của Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang tham gia diễu hành trên các tuyến phố ở TP Mỹ Tho để tăng cường công tác tuyên truyền.

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Chương trình Tọa đàm Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh

Hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2024, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng dịch vụ dân số,...

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...