Tổ chức liên minh quốc tế: 1/10 dân số thế giới sẽ chết đói vì Covid-19

Thứ Năm, 03/09/2020 03:38 PM (GMT+7)

Đại dịch đang phá vỡ chuỗi cung ứng thực phẩm, làm tê liệt nền kinh tế và làm xói mòn sức mua của người tiêu dùng. Một số dự đoán cho thấy vào cuối năm nay, Covid-19 sẽ khiến nhiều người chết vì đói hơn là do nhiễm virus.

covid-19-chet-doi

Thế giới sắp phải chịu một nạn đói chưa từng có do đại dịch Covid-19. Báo cáo mới nhất của Tổ chức nông lương quốc tế (FAO), Quỹ nhi đồng quốc tế (UNICEF), Chương trình lương thực quốc tế (WFP) cùng Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy hiện gần 690 triệu người trên toàn cầu, phần lớn là tại Châu Á, đang lâm vào cảnh đói ăn, tương đương 8,9% tổng dân số và nhiều hơn 10 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

Tại Queens, New York, những người xếp hàng quanh ngân hàng lương thực kéo dài 8 tiếng đồng hồ chỉ để chờ một hộp đồ dùng được cả tuần, trong khi nông dân ở California đang đào bới rau diếp và trái cây đã thối rữa để làm thực phẩm.

Ở Uganda, chuối và cà chua đang chất đống ở các khu chợ ngoài trời, và giá cả dù siêu rẻ nhưng cũng là điều không thể đối với những người không có việc làm. Nguồn cung gạo và thịt đã bị đình đốn tại các cảng nhập khẩu vào đầu năm nay do tình trạng tắc nghẽn và xung đột kinh tế ở Philippines, Trung Quốc và Nigeria. Và ở Nam Mỹ, Venezuela đang đứng trước bờ vực của nạn đói.

 Mariana Chilton, giám đốc Trung tâm VÌ một cộng đồng không bị đói nghèo tại Đại học Drexel cho biết: “Chúng ta sẽ thấy những vết sẹo của cuộc khủng hoảng này trong nhiều thế hệ tiếp theo. Vào năm 2120, chúng ta sẽ vẫn nói về cuộc khủng hoảng này."

Theo ước tính của tổ chức từ thiện Oxfam International vào cuối năm nay, có tới 12.000 người có thể chết mỗi ngày vì đói, nhiều hơn số người chết vì nhiễm virus corona. Con số đó được tính toán dựa trên mức tăng hơn 80% đối với những người đang đối mặt với nạn đói ở mức khủng hoảng. Trên toàn cầu, số ca tử vong do nhiễm virus corona đã lên đến 846.000 người.

Covid-19 đã vạch trần một số góc tối bất bình đẳng sâu sắc nhất trên thế giới. Nó cũng là động lực quyết định ai được ăn và ai không, nhấn mạnh sự phân hóa xã hội toàn cầu khi những người giàu nhất tiếp tục tận hưởng tốc độ tích lũy tài sản chóng mặt. Hàng triệu người đã bị sa thải và không có đủ tiền để nuôi gia đình, trong khi đó hàng nghìn tỷ người đang cần được chính phủ hỗ trợ đã giúp đưa cổ phiếu toàn cầu lên mức cao nhất mọi thời đại.

Theo báo cáo của FAO, khoảng 2 tỷ người trên thế giới hiện đang không được tiếp cận với đầy đủ lương thực, thực phẩm hay những nguồn dinh dưỡng cần thiết. Tổ chức này cảnh báo đến năm 2030, số người lâm vào cảnh đói ăn sẽ vượt 840 triệu người.

Theo báo cáo tổng hợp của FAO, WHO và WFP, ước tính trong kịch bản tồi tệ nhất, khoảng 1/10 tổng dân số thế giới sẽ lâm vào cảnh đói ăn trong năm nay. Ngoài những rủi ro như không đủ lương thực, hàng triệu người còn phải đối mặt với rủi ro như suy dinh dưỡng hay tiểu đường do không duy trì được chế độ ăn uống cần thiết theo nhu cầu.

Thậm chí trong kịch bản tích cực nhất, khủng hoảng lương thực hiện nay cũng sẽ kéo dài nhiều thế hệ sau này. Liên hiệp quốc (UN) dự báo tác hại của nạn đói hiện nay sẽ còn kéo dài trong 10 năm tới. Đến năm 2030, số người suy dinh dưỡng có thể lên tới 909 triệu người, so với kịch bản trước Covid là khoảng 841 triệu người.

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...