TP. HCM chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Thứ Tư, 25/10/2023 09:28 AM (GMT+7)

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2019, số người cao tuổi đã đạt 11,41 triệu (chiếm 11,86% tổng dân số). Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, dân số cao tuổi từ 60 tuổi trở lên sẽ đạt 17,28 triệu người (chiếm 16,53% dân số) vào năm 2029; 22,29 triệu người (chiếm 20,21% dân số) vào năm 2039.

Theo thống kê, khoảng 95% người cao tuổi có bệnh, chủ yếu là bệnh mạn tính không lây truyền, đối với người cao tuổi, chăm sóc y tế là điều quan trọng nhất. Những năm qua, nước ta đã có nhiều chính sách thường xuyên quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, giúp nâng cao sức khỏe, tạo điều kiện thuận lợi để người cao tuổi tiếp tục cống hiến cho sự phát triển của đất nước.

nct-1639562277335-1639562278045681625636

Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030 với mục tiêu chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi bảo đảm thích ứng với già hóa dân số, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm đạt 70%, được lập hồ sơ theo dõi quản lý sức khỏe đạt 95% năm 2025, 100% năm 2030; người cao tuổi được phát hiện, điều trị, quản lý các bệnh không lây nhiễm đạt 70% năm 2025, 90% năm 2030…

Để chuẩn bị cho già hóa dân số, Bộ Y tế đã xây dựng Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017 - 2025, được triển khai trên toàn quốc. Đề án đã đề ra yêu cầu các cấp, các ngành quan tâm đến chính sách bảo hiểm y tế, dự báo chi phí chăm sóc sức khỏe trong tương lai đối với người cao tuổi; phân bổ nhân lực để thực hiện cung ứng dịch vụ dự phòng các bệnh mãn tính ở tuyến y tế cơ sở, trong cộng đồng…

Tại TP. Hồ Chí Minh, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030 nhằm bảo đảm thích ứng với già hóa dân số, góp phần thực hiện thành công kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.

TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu, tuổi thọ bình quân người cao tuổi đạt 76,8 tuổi vào năm 2025 và 77 tuổi vào năm 2030, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 67 năm vào năm 2025 và 68 tuổi vào năm 2030; phấn đấu duy trì và mở rộng hoạt động 144 câu lạc bộ người cao tuổi giúp người cao tuổi và 144 tổ tình nguyện viên chăm sóc người cao tuổi già yếu neo đơn tại cộng đồng ở 144 phường, xã, thị trấn trên địa bàn. 100% người cao tuổi khi bị bệnh được khám và điều trị vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030; người cao tuổi cô đơn, bị bệnh nặng không thể đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được khám và điều trị tại nơi ở đạt 70% năm 2025 và 100% năm 2030.

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...