Trẻ bị sặc sữa và cách xử lý kịp thời

Thứ Sáu, 18/01/2019 03:15 PM (GMT+7)

Trẻ sơ sinh từ 1-2 tháng tuổi có hệ thống tiêu hóa thường non yếu, hoạt động chưa đồng bộ nên khó tiếp nhận cũng như phản hồi lại lượng thức ăn tiếp nạp vào cơ thể. Đó là lý do vì sao nhiều bé bú mẹ hay bị sặc sữa.

Empty

Đây là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ  nhưng nếu không có cách xử lý kịp thời thì rất có thể sẽ gây nguy hại cho trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc một số cách xử lý ngay tại chỗ khi trẻ bị sặc sữa, cùng tham khảo nhé!

Một số cách xử lý nhanh nhất và hiệu quả

Vỗ ngực và ấn lưng

Trước tiên, khi thấy trẻ có hiện tượng bị sặc mẹ hãy ngay lập tức bế trẻ nằm sấp trên tay và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để lượng sữa có thể ra ngoài ngay lập tức tránh tình trạng bị sặc lâu ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

Empty

Bằng cách: Một tay đỡ ngực bé, dùng lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh 5 cái vào lưng trẻ (chỗ giữa hai xương bả vai) nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để tống dị vật ra ngoài. Quan sát tầm vài giây, nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái thì đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, dùng hai ngón tay trỏ và giữa đột ngột ấn mạnh xuống nửa dưới của xương ức. Lặp lại đến 10 lần cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục.

Làm thông đường hô hấp

Khi bị sặc sữa, lượng sữa sẽ chèn ép lên ống hô hấp làm cho trẻ cảm thấy khó thở. Ngay lúc này, bạn nên dùng miệng hút mạnh vào mũi, miệng trẻ, hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi càng nhanh càng tốt. Hút miệng trước và hút mũi sau. Nếu để chậm, sữa sẽ vào trong khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp và dẫn đến tử vong.

Trường hợp xấu nhất là khi thấy trẻ có biểu hiện ngưng thở, có thể kết hợp các biện pháp trên với thổi ngạt: Ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào cho đến khi thấy lồng ngực hơi nhô lên. Sau đó phải đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Phòng sặc sữa ở trẻ

Cho trẻ bú đúng cách và vừa đủ lượng sữa.

  • Núm vú phải phù hợp với miệng trẻ.
  • Lỗ núm vú phù hợp, tránh trường hợp quá nhỏ làm cho trẻ phải gắng sức khi bú. Ngược lại nếu lỗ núm vú quá to, sữa xuống quá nhiều làm trẻ nuốt không kịp, trẻ dễ bị sặc, ói khi bú.
  • Không đặt bình sữa nằm ngang, sữa ngập trong núm vú tránh cho trẻ bú vừa sữa vừa hơi.

Cho trẻ bú đúng tư thế

Có nhiều trường hợp trẻ bị sặc sữa là do bú sai tư thế. Tư thế đúng nhất được nhiều mẹ áp dụng nhất là bế trẻ cao đầu, ở tư thế thoải mái, không nên để gập cổ hoặc ngửa cổ quá vì gập cổ khiến trẻ bú khó khăn hơn hoặc ngửa cổ có thể khiến trẻ bị sặc sữa lên mũi.

Ngoài ra, mẹ nên chú ý để trẻ bú từ từ, không nên vội vàng mà gây nguy hiểm cho trẻ. Một mẹo cho mẹ, nếu sữa mẹ tiết ra nhiều quá mà trẻ không bú kịp, mẹ có thể làm hãm tốc độ của dòng sữa bằng cách dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú lại.

Sặc sữa là tình trạng khó tránh khỏi, tuy nhiên nó vẫn có thể hạn chế được đến mức tối thiểu nhất có thể chỉ cần các mẹ biết cách.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...