789

Trẻ bị sởi khi chưa đến tuổi tiêm chủng: Phòng bệnh thế nào?

Thứ Ba, 21/04/2020 04:31 PM (GMT+7)

Đối với trẻ chưa đến độ tuổi được tiêm chủng vắc xin sởi mà bị sởi thì cần có chế độ chăm sóc trẻ hợp lý, bổ sung dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho trẻ; tránh cho trẻ tiếp xúc với những ai nghi ngờ mắc sởi, những nơi đông người và không đến vùng diễn ra dịch.

tre-bi-benh-soi

Bệnh sởi nguy hiểm thế nào đối với trẻ em?

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan qua đường hô hấp và do virus sởi gây ra. Theo thống kê, độ tuổi ở trẻ từ 1 đến trẻ 7 tháng bị sởi sẽ nhiều hơn so với trẻ lớn hơn. Sau khi bị sởi, trẻ có các triệu chứng như sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, viêm kết mạc mắt, viêm long đường hô hấp và tiêu hoá.

Khi các trẻ từ 1 đến trẻ 7 tháng bị sốt phát ban, virus sởi sẽ xâm nhập vào cơ thể khiến trẻ sốt cao liên tục trong khoảng thời gian dài. Thông thường, trẻ ở độ tuổi từ 1 tháng tuổi đến trẻ 7 tháng sốt 38 độ thì khả năng miễn dịch của cơ thể đã bị giảm sút, vì vậy, nếu không chữa trị kịp thời thì bệnh sởi ở trẻ em có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như:

Viêm tai giữa: Đây là biến chứng luôn phải nghĩ tới trước tiên.

Viêm phổi nặng: Nguyên nhân thường do bội nhiễm các loại vi khuẩn khác, thời điểm xuất hiện biến chứng thường muộn sau khi phát ban. Các biểu hiện bao gồm khó thở, thở nhanh, sốt cao, triệu chứng nhiễm trùng nặng, khi nghe phổi thấy ran nổ, công thức máu thấy bạch cầu tăng cao, trên phim X- quang thấy hình ảnh nốt mờ rải rác của viêm phổi.

Viêm não, viêm màng não: là biến chứng thần kinh quan trọng, có thể gây tử vong và để lại nhiều di chứng sau này. Biến chứng của bệnh sởi xuất hiện vào tuần đầu khi phát ban. Các biểu hiện bao gồm: sốt cao, co giật, các dấu thần kinh định vị như liệt nửa người, liệt dây thần kinh, rối loạn ý thức thậm chí hôn mê. Điều nguy hại là khi có biến chứng viêm não thì sau khi trẻ qua được cơn nguy hiểm tính mạng, cũng để lại nhiều di chứng nặng nề về thể chất và tinh thần về sau.

Dấu hiệu cảnh báo viêm màng não ở trẻ em

Bệnh sởi có hể gây nhiều biến chứng thần kinh, trong đó có viêm não

Biến chứng tiêu hóa: Viêm niêm mạc miệng, cam tẩu mã- tình trạng bội nhiễm xuất hiện muộn do một loại vi khuẩn hoại thư gây nên hoại tử niêm mạc miệng, xuất hiện tình trạng hơi thở có mùi hôi thối.., viêm ruột với biểu hiện tiêu chảy thường nặng nề hơn so với các tiêu chảy do virus khác.

Biến chứng mắt, loét giác mạc: Có thể gặp ở trẻ em bị suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, biến chứng này có thể để lại di chứng mù vĩnh viễn.

Độ tuổi tiêm phòng sởi cho trẻ em

Theo lịch tiêm phòng vắc-xin sởi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, lịch tiêm chủng được áp dụng như sau:

Mũi thứ nhất khi trẻ đã được 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi.

Trong tiêm chủng chiến dịch: thực hiện tiêm vắc xin cho tất cả các đối tượng trong phạm vi của chiến dịch.

Khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi tiêm vắc xin sởi là 1 tháng.

Đối với vắc xin tiêm chủng dịch vụ: Cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất. Các lứa tuổi đều có thể tiêm vắc xin sởi.

Có thể tiêm phòng vắc xin phối hợp 3 trong 1 Sởi - Quai bị - Rubella khi trẻ 12 tháng tuổi. Cần tiêm 1 mũi cho trẻ vào tháng thứ 12 cho đến tháng thứ 15 và tiêm nhắc lại một mũi sau 2-5 năm.

Các trường hợp sốt, nhiễm trùng cấp tính đang tiến triển cần tạm hoãn tiêm. Khi khỏi có thể tiêm được.

Chỉ tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 1 đến trẻ 8 tháng bị sởi khi có chỉ đạo của chương trình Tiêm chủng mở rộng trong trường hợp cần thiết.

Tất cả những trường hợp tiêm vắc xin sởi trước 9 tháng tuổi cần tiêm lại ngay vắc xin khi trẻ đã đủ 9 tháng tuổi. Mũi tiêm trước 9 tháng tuổi thì không được tính là 1 mũi vắc xin.

Những trẻ trên 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ hai mũi vắc xin sởi thì cần tiêm đủ mũi càng sớm càng tốt để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Phòng bệnh sởi cho trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng

Đối với trẻ đã được 9 tháng tuổi thì biện pháp tốt nhất để phòng bệnh là cho trẻ đi tiêm vắc xin. Những trẻ đã quá lịch tiêm chủng mà chưa bị mắc sởi thì nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm chủng đầy đủ. Đây cũng là cách để phòng nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Nhưng với các trẻ dưới 1 tháng tuổi đến trẻ 8 tháng bị sởi, chưa đến độ tuổi được tiêm chủng vắc-xin sởi thì cần có chế độ chăm sóc trẻ hợp lý, bổ sung dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho trẻ.

Tránh cho trẻ tiếp xúc với những ai nghi ngờ mắc sởi, những nơi đông người, không đến vùng diễn ra dịch; cha mẹ vệ sinh sạch sẽ cơ thể khi từ bên ngoài về nhà để hạn chế tối đa lây lan bệnh cho trẻ.

Phụ nữ trước khi mang thai nên tiêm phòng đầy đủ và hoàn thành lịch tiêm trước 3 tháng các loại vắc xin Sởi – quai bị - rubella; Thủy đậu; Cúm để tạo miễn dịch cho cả mẹ và bé trong quá trình mang thai.

Nếu trẻ có biểu hiện sốt; phát ban dạng sởi, bắt đầu từ mặt sau đó lan dần xuống dưới chân, tay; kèm theo viêm kết mạc mắt; viêm đường hô hấp (ho, chảy nước mũi, khò khè, khó thở,...) thì cha mẹ nên nghĩ đến bệnh sởi. Khi đó cần cách ly ở nhà; chăm sóc, dinh dưỡng thật tốt; hạ sốt, nằm nơi thoáng mát, tránh gió lùa, Không kiêng khem trong chế độ ăn, để bù kịp thời các chất dinh dưỡng mất do quá trình nhiễm trùng.

Nếu bé sốt cao liên tục ≥ 39°C- 40°C, khó thở, tiêu chảy mất nước, ho nhiều, mệt mỏi, không ăn uống gì, không chơi, có viêm phổi, suy hô hấp... nên đưa trẻ ngay đến bệnh viện để tránh biến chứng.

Đào Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...