Trẻ bị vàng da phải làm sao, sử dụng phương pháp chiếu đèn được không?

Thứ Bảy, 23/02/2019 05:03 PM (GMT+7)

Vàng da là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em, theo một số thông tin chia sẻ từ các bà mẹ trẻ bị vàng da sử dụng phương pháp chiếu đèn sẽ khỏi. Vậy thì trẻ bị vàng da phải làm sao, sử dụng phương pháp chiếu đèn được không? Tất cả sẽ có trong bài viết hôm nay:

Empty

Thế nào được gọi là phương pháp chiếu đèn?

Là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất bệnh vàng da ở trẻ em đó chính là phương pháp chiếu đèn. Vậy chiếu đèn là gì? Bạn có thể hiểu nôm na là các bác sĩ sẽ sử dụng một loại ánh sáng có khả năng hấp thụ hết các sắc tố gây vàng da ở trẻ đó là bilirubin.

Empty

Đèn để sử dụng chữa bệnh vàng da ở trẻ sẽ có bước sóng từ 400 – 500nm. Khi chiếu đèn vào những vùng da bị vàng thì các bước sóng của đèn có tác dụng xuyên qua da đi đến những chỗ có chứa phân tử bilirubin làm biến đổi chúng thành những chất khác có thể đi ra ngoài qua đường nước tiểu, hoặc có thể biến những sắc tố bilirubin này thành các sản phẩm đồng phân có thể hòa tan được trong nước không gây độc cho cơ thể và sẽ được đào thải ra ngoài nhờ gan. Phương pháp chiếu đèn này khá đơn giản nhưng lại đem đến hiệu quả cao. Và thường được các bác sĩ khuyên nên thực hiện sau khi trẻ được 2 ngày tuổi, và tuy từng mức độ mà bác sĩ sẽ có những phương pháp chiếu đèn khác nhau như chiếu đèn liên tục hoặc chiếu đèn đứt quãng. Càng thực hiện sớm thì trẻ càng có thể hồi phục nhanh mà không để lại các biến chứng về sau.

Phương pháp chiếu đèn thường chiếu trong thời gian bao lâu?

Sẽ không có một định mức cụ thể nào cho thời gian chiếu đèn, bởi bác sĩ thực hiện chiếu đèn cho con bạn sẽ có trách nhiệm kiểm tra xem sức khỏe, thể trạng, cân nằng và số ngày tuổi của trẻ. Để từ đó sẽ đưa ra những biện pháp chiếu đèn hợp lý, an toàn và hiệu quả nhất.

Cụ thể như: đối với những trẻ có sức khỏe khá thì có thể chiếu trong vòng 3 giờ liên tục thì có thể cho trẻ ra ngoài bú mẹ và đối với những trẻ này thì chỉ cần chiếu trong khoảng từ 3 – 5 ngày liên tục.

Còn đối với những trẻ có thể lực yếu ngay từ khi sinh ra như sinh non, hoặc thể trạng kém thì thời gian chiếu sẽ ngắn hơn khoảng 1 – 1,5 giờ, chiếu ngắt quãng đó là sau 1 vài giờ chiếu sẽ cho trẻ nghỉ khoảng 1 giờ đồng hồ rồi lại tiếp tục. Việc chiếu đèn đối với những bé yếu thì thường sẽ phải kéo dài thời gian chiếu lên đến 10 – 15 ngày. Cũng có thể tùy vào tình trạng bệnh của trẻ mà cũng sẽ có những thời gian chiếu đèn khác nhau. Đối với trẻ sinh non thì hoàn toàn vẫn có thể sử dụng phương pháp chiếu đèn này qua lồng kính như chiếu đèn trực tiếp.

Hy vọng với những ý kiến trên sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về việc trẻ bị vàng da phải làm sao,  cũng như lợi ích của phương pháp chiếu đèn mà các bạn luôn thắc mắc và cần người giải đáp trong suốt thời gian qua.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...