Trung Quốc vất vả giải quyết hệ lụy dai dẳng từ chính sách một con

Chủ Nhật, 23/10/2022 07:51 AM (GMT+7)

Các nhà phân tích dự đoán đến năm 2050, cứ 4 người ở Trung Quốc thì có một người nghỉ hưu và dân số trong độ tuổi lao động giảm 10%, kéo theo những tác động kinh tế. Trung Quốc chật vật tìm giải pháp tăng tỷ lệ sinh, khi "thế hệ con một" đã quen với mô hình này và không muốn thêm con.

Giới hoạch định chính sách Trung Quốc từng không ít lần cảnh báo về xu hướng già hóa dân số ở nước này, sau hơn ba thập kỷ áp dụng chính sách một con. 7 năm trước (2015), Trung Quốc chấm dứt chính sách này, cho phép mỗi gia đình được có hai con, nhưng tỷ lệ sinh không có dấu hiệu khởi sắc rõ rệt.

Năm 2016, Trung Quốc báo cáo có 18,46 triệu ca sinh - chỉ cao hơn 1,4 triệu so với số ca sinh trung bình trong 5 năm trước đó. Con số này thấp hơn nhiều so với mức tăng ca sinh mà chính phủ dự kiến (2,3-4,3 triệu/năm).

Số ca sinh hàng năm tiếp tục giảm sau đó, từ 17,23 triệu (năm 2017) xuống 15,23 triệu (năm 2018), 14,65 triệu (năm 2019), 12 triệu (năm 2020), sau đó xuống 10,62 triệu (năm 2021).

cs 1 con TQ 2

Những yếu tố chính đằng sau tỷ lệ sinh thấp bao gồm chi phí nuôi dạy con cái ngày càng tăng trong bối cảnh kinh tế phát triển nhanh chóng trong 3 thập kỷ qua, cũng như việc thiếu các điều khoản phúc lợi xã hội cho các gia đình như dịch vụ chăm sóc trẻ em miễn phí hoặc chi phí thấp.

Ngày càng ít thanh niên Trung Quốc kết hôn. Trong khi đó, những người lập gia đình có con ở độ tuổi lớn hơn nhiều hoặc thậm chí không sinh nở. Khi được hỏi lý do, họ thường nói chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, sự chuyển dịch nghề nghiệp bị đình trệ và áp lực của vai trò giới tính truyền thống đối với phụ nữ.

Mei Fong, nhân viên truyền thông của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và là tác giả của One Child - cuốn sách về tác động của chính sách này, cho biết Bắc Kinh đã “phạt nhiều hơn thưởng” trong nỗ lực đảo ngược sự suy giảm.

“Lịch sử lâu dài của chính phủ trong việc hạn chế quyền sinh sản thông qua các biện pháp lạm dụng, đôi khi bạo lực, đã tạo ra chấn thương nặng nề cho phụ nữ và gieo rắc nỗi sợ hãi, nghi ngờ sâu sắc”, bà nói.

Fong lưu ý rằng chính sách một con cũng làm trầm trọng thêm xu hướng truyền thống thích con trai, dẫn đến khoảng cách giới rất lớn.

“Làm thế nào Trung Quốc có thể tăng tỷ lệ sinh, khi thiếu hàng triệu phụ nữ?”.

Những nỗ lực cải thiện triển vọng kinh tế cho người trẻ tuổi cũng bị cản trở bởi đại dịch, trong đó có chính sách “Zero Covid-19”, tình trạng nhân viên làm việc quá sức và số lượng việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngày càng giảm.

Nguyễn Phương Liên

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...