UNFPA kêu gọi các quốc gia giúp đỡ phụ nữ, trẻ em, người yếu thế

Thứ Năm, 20/10/2022 10:49 AM (GMT+7)

Trước tin tức số lượng người sống trên Trái Đất gần chạm ngưỡng 8 tỷ người, một quan chức cấp cao của Liên hợp quốc cho biết thế giới không nên sợ hãi trước cuộc khủng hoảng dân số

Dân số thế giới sẽ cán mốc 8 tỷ người vào ngày 15/11 tới. Trước dự kiến này, một quan chức cấp cao của Liên hợp quốc cho biết thế giới không nên sợ hãi trước cuộc khủng hoảng dân số.

Theo The Guardian, một số chuyên gia bày tỏ sự quan ngại về việc gia tăng dân số sẽ làm trầm trọng hơn vấn đề bất bình đẳng, khủng hoảng khí hậu, xung đột do dịch chuyển nhiên liệu và di cư.

Trước các lo lắng đó, Tiến sĩ Natalia Kanem, Giám đốc điều hành UNFPA, kêu gọi các quốc gia không nên hoảng sợ mà cần tập trung vào việc giúp đỡ phụ nữ, trẻ em và những người yếu thế vì họ là nhóm người dễ bị tổn thương nhất trước thay đổi nhân khẩu học. Nếu các chính phủ chỉ tập trung vào con số, họ có nguy cơ áp đặt các biện pháp kiểm soát dân số giống trong quá khứ. Tuy nhiên, các biện pháp này được chứng minh là “không hiệu quả và thậm chí nguy hiểm”.

eight-billion

UNFPA đang xem xét tác động lâu dài của các chính sách như các chiến dịch cưỡng bức triệt sản, các hạn chế về kế hoạch hóa gia đình và biện pháp tránh thai, nhằm đảo ngược, hoặc trong một số trường hợp, đẩy nhanh tốc độ gia tăng dân số. Bà cũng chia sẻ thêm thế giới không được lặp lại việc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng như khiến phụ nữ mất khả năng quyết định khi nào nên mang thai. Báo động khủng hoảng dân số chỉ khiến chúng ta phân tâm khỏi những gì chúng ta nên tập trung vào.

Do tỷ lệ sinh giảm, tốc độ gia tăng dân số trên toàn thế giới chỉ đạt hơn 2%/năm vào cuối những năm 1960. Đó là tỷ lệ thấp kỷ lục của thế giới, nhưng hiện nay con số thậm chí giảm xuống dưới 1%.Tuy nhiên, bức tranh toàn cầu đang đa dạng hơn bao giờ hết. Liên hợp quốc ước tính khoảng 60% người dân sống ở các nước có mức sinh dưới mức sinh thay thế được công nhận (mức sinh thay thế là khi một người dân sinh đủ số trẻ em để thay thế mình thực hiện chức năng sinh đẻ, duy trì nòi giống), khoảng 2,1 ca sinh/phụ nữ. Vào năm 2050, chỉ có 8 quốc gia, bao gồm Nigeria, Ethiopia và Philippines, được dự báo sẽ chiếm một nửa mức tăng dân số. Ấn Độ, một trong 8 quốc gia đó, dự kiến sẽ vượt qua Trung Quốc và trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới từ năm 2023 trở đi.

Bà Kanem cho biết bức tranh dân số cũng có sự khác biệt ở những nơi mà các cộng đồng nhập cư mới có tỷ lệ sinh cao hơn so với quốc gia mà họ đặt chân đến. Nhưng sự khác biệt này không gây ra căng thẳng xã hội. Và việc gia tăng dân số không phải là nguyên nhân gây ra sự sợ hãi. Trên thực tế, UNFPA đang tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng già hóa như di cư những người sẵn sàng chăm sóc người cao tuổi. Mặc dù có thể có một số thay đổi nhưng mọi người không nên bài ngoại và căm ghét nhau. Nhiều người lợi dụng việc dân số đông để kích động sự thù địch đối với dân tộc khác.

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...